Bà bầu nằm ngửa có sao không?

August 24, 2018

Khi mang thai, việc nghỉ ngơi và chất lượng giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi thai nhi lớn dần, bụng bầu to hơn thì việc có được giấc ngủ ngon trở lên khó khăn, đặc biệt là khi mẹ tăng cân nhanh chóng. Tư thế nằm ngủ rất quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có một vấn đề liên quan đến giấc ngủ mà rất nhiều bà mẹ thắc mắc đó là bà bầu nằm ngửa có sao không? Có những người chỉ có thói quen nằm ngửa khi mang thai nên khi nằm nghiêng sẽ gặp khó khăn để ngủ. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến cho rằng bà bầu không được nằm ngửa khi mang thai, vậy lời khuyên từ các chuyên gia là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

 

Bà bầu nằm ngửa có sao không?

Khi thai nhi phát triển, cân nặng của mẹ bầu tăng lên, bụng bầu lớn dần thì việc nằm ngửa khi mang thai sẽ gây cảm giác nặng nề hơn nhiều. Vậy bà bầu nằm ngửa có sao không? Hầu hết các chuyên gia khoa sản sẽ không khuyến khích người mẹ nằm ở tư thế này khi mang bầu, thậm chí khi bụng bầu đã to, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ phải nằm nghiêng sang một bên cả khi chỉ nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên tất cả không phải là tuyệt đối, trong những tuần đầu tiên hoặc 2 tháng đầu mang thai, mẹ vẫn có thể nằm ngửa bởi thai nhi chưa phát triển quá lớn. Song từ tháng thứ 3 thai kỳ, tử cung bắt đầu to lên và phát triển nặng hơn thì tư thế nằm ngửa khi mang thai không hề tốt cho sức khỏe người mẹ và em bé. Đến lúc này mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng. Khi bạn đã trải qua 20 tuần thai kỳ, các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ tuyệt đối không nên nằm ngửa để ngủ.

Co-nen-nam-ngua-khi-mang-thai-anh-1

 

Tuy nằm ngửa khi mang thai trong một vài phút không hề ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ nhưng nếu mẹ nằm trong thời gian dài thì đó là một vấn đề không có lợi. Đôi khi bạn định nằm ngửa chỉ trong vài phút nhưng lại ngủ quên đi. Lúc này, hầu như cơ thể sẽ tự điều chỉnh và di chuyển sang vị trí nằm nghiêng nên mẹ đừng quá lo lắng. Ngoài ra, nếu mẹ nằm ở tư thế nghiêng để ngủ nhưng lại thức dậy với tư thế nằm ngửa thì cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết các mẹ thường chuyển nhiều vị trí để ngủ. Tuy nhiên nếu bất cứ lúc nào mẹ thức giấc trong đêm mà thấy mình đang nằm ngửa thì nên chuyển ngay sang tư thế nằm nghiêng.

Xem thêm: Quan Hệ Tình Dục Khi Mang Thai Có Nên Hay Không?

Tại sao nằm ngửa khi mang thai lại không tốt?

Bà bầu nằm ngửa có sao không? Câu trả lời là nếu mẹ nằm ngửa khi mang thai, trọng lượng tử cung sẽ tạo áp lực trên các tĩnh mạch, khiến máu từ bên dưới cơ thể khó lưu thông đến tim. Nếu mẹ nằm trong thời gian dài có thể sẽ nhận thấy hiện tượng chóng mặt hoặc quay cuồng. Ngoài ra, tư thế nằm này cũng có thể ảnh hưởng đến dòng máu chảy cũng như quá trình lưu thông chất dinh dưỡng đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Co-nen-nam-ngua-khi-mang-thai-anh-2

Nếu mẹ mắc bất cứ vấn đề y tế nào như cao huyết áp, bệnh tiểu đường thì tư thế nằm ngửa khi mang thai sẽ càng ảnh hưởng đến oxy cung cấp cho thai nhi. Khi mẹ nằm ngửa, toàn bộ trọng lượng của tử cung cũng đè lên cột sống và toàn bộ mạch máu chính về đường ruột. Áp lực này sẽ ảnh hưởng đến dòng máu chảy đến thai nhi và thậm chí khiến mẹ khó thở, ảnh hưởng đến các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua và cả bệnh trĩ. Không những thế, nằm ngửa khi mang thai trong một thời gian dài, cung ứng huyết dịch của thận cũng không đầy đủ, làm tăng hàm lượng angiotensin trong huyết quản gây co thắt huyết quản. Hơn nữa, tư thế nằm ngửa cũng khiến cho các chất độc hại khó được đào thải ra ngoài cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

 

Nên nằm nghiêng bên trái khi mang thai

Co-nen-nam-ngua-khi-mang-thai-anh-3
Nên nằm nghiêng về bên trái khi mang thai

Bạn nên cố gắng nằm ngủ ở tư thế hơi nghiêng sang trái hoặc ngủ ngồi. Nếu nằm nghiêng, bạn nên đặt một chiếc gối phía sau để đỡ lưng và một chiếc phía trước ngực, nhờ đó bạn có thể nghiêng qua nghiêng lại an toàn hơn. Ngoài ra, bạn có thể đặt một cái gối ở giữa hai chân, nó sẽ làm bạn thoải mái hơn

Nằm ngủ nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất cho bà bầu vì nó giúp làm tăng lưu lượng máu tới thai nhi đồng nghĩa với tăng lượng dinh dưỡng cho bé. Không những thế, khi nằm nghiêng sang bên trái, thận có thể dễ dàng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể từ đó làm giảm lượng nước tích tụ trong cơ thể giúp bà bầu tránh được nguy cơ mắc chứng phù thũng ở mắt cá, chân, bàn tay.

Trước khi chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải, nếu thai phụ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung. Bên cạnh đó, bên phải cơ thể là nơi các tĩnh mạch chủ đi qua. Khi bà bầu nằm nghiêng sang bên này, trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên các dây chằng và màng tử cung bị kéo căng, mạch máu cũng bị kéo căng, cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi. Điều này khiến việc cung cấp máu cho em bé bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí.

Co-nen-nam-ngua-khi-mang-thai-anh-6
Mẹ không nên nằm sấp khi mang thai

Tư thế nằm sấp cũng là tư thế được khuyến cáo nên tránh trong thời kỳ mang thai. Bởi vì tư thế này không chỉ gây ra sự khó chịu cho bà bầu mà còn rất dễ gây tổn thương cho thai nhi. Do khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

 

Hi vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã có được cho mình câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu nằm ngửa có sao không?” của mình rồi nhỉ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Xem thêm; Tất Cả Các Thông Tin Về Vitamin Cho Bà Bầu – Mẹ Đã Biết Chưa?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ