Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

September 29, 2018

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là một hiện tượng quá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải những triệu chứng vàng da. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh qua bài viết này để không bị lúng túng, bất ngờ hay sợ hãy khi chẳng may trẻ nhà mình mắc phải bệnh này.

125-benh-vang-da-o-tre-so-sinh-anh-1

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Ở những trẻ đủ tháng, theo bình thường thì vàng da được gọi là sinh lý khi vàng da ở trẻ  xuất hiện sau 24 giờ tuổi và hết trong vòng 1 tuần với những trẻ đủ tháng. Thời gian hết hiện tượng vàng da tương ứng với trẻ non tháng tương ứng là 2 tuần. Mức độ vàng da ở trẻ khá nhẹ (chỉ vàng vùng mặt, ngực, cổ và vùng da bụng phía trên rốn).

Đây là hiện tượng vàng da đơn thuần, không có sự kết hợp với các triệu chứng bất thường khác như: gan lách to, thiếu máu, bỏ bú… Nồng độ bilirubin/máu đo được  không quá 12 mg% với trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% với trẻ non tháng…cùng với đó là tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong vòng 24 giờ.

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh được coi là bệnh lý khi có những bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn sau:

  • Vàng da ở trẻ sơ sinh đậm xuất hiện sớm.
  • Sau 1 tuần hiện tượng vàng da vẫn chưa hết với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với những trẻ non tháng.
  • Mức độ vàng da khá nghiêm trọng: toàn thân và cả mắt.
  • Vàng da còn kết hợp các triệu chứng bất thường khác: trẻ sơ sinh lừ đừ, bỏ bú, thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng co giật…
  • Xét nghiệm bilirubin trong máu của trẻ tăng hơn bình thường.

Khi trẻ sơ sinh có các dấu hiệu vàng da bệnh lý như trên, bạn cần phải đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để trẻ được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm : Trẻ Ăn Dặm Khi Nào Là Hợp Lý

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh- đâu là nguyên nhân?

Trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ cao bị vàng da sơ sinh:

  • Trẻ sinh non tháng, hoặc những trẻ sinh ra trước 37 tuần
  • Trẻ sơ sinh không được ăn đủ sữa mẹ
  • Những trẻ có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ: xảy ra hiện tượng  kháng thể phá huỷ các tế bào hồng cầu dẫn đến bilirubin của trẻ tăng cao đột ngột gây ra hiện tượng vàng da.

125-benh-vang-da-o-tre-so-sinh-anh-2

Một vài nguyên nhân khác gây ra vàng da trẻ sơ sinh :

  • Trẻ xuất huyết nội hoặc bầm tím khi sinh.
  • Trẻ có bệnh lý về gan, mật
  • Một số trường hợp nhiễm trùng
  • Hiện tượng thiếu hụt enzyme
  • Trẻ có bất thường ở hồng cầu.

125-benh-vang-da-o-tre-so-sinh-anh-4

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chữa trị như thế nào?

Khi bị vàng da, trẻ sẽ được điều trị nếu như nồng độ bilirubin ở trẻ cao hơn mức thông thường. Trẻ  được đặt dưới một loại ánh sáng huỳnh quang dùng để điều trị bệnh vàng da. Đây là phương pháp quang trị liệu.

125-benh-vang-da-o-tre-so-sinh-anh-3

Da trẻ sơ sinh hấp thụ ánh sáng, từ đó làm thay đổi bilirubin để cơ thể trẻ dễ dàng đào thải hơn. Việc điều trị như trên theo thông thường được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng với một số trường hợp đặc biệt, đôi khi trẻ cũng có thể được điều trị tại nhà.

Chú ý tuyệt đối không cố gắng tự điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh bằng việc cho trẻ tắm nắng hoặc đặt ở gần cửa sổ. Việc sử dụng ánh sáng chuyên dụng cũng như là  kiểm soát chặt chẽ môi trường xung quanh rất cần thiết để điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh một cách an toàn nhất.

Ngoài ra, nếu như bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là do các vấn đề sức khỏe gây ra, trẻ sẽ được can thiệp bởi các biện pháp điều trị khác. Ví dụ nếu như trẻ bị vàng da do không tương thích nhóm máu với mẹ thì trẻ có thể sẽ cần được truyền máu.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh?

Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần thực hiện một số công việc sau:

  • Quan sát cẩn thận  da trẻ để kiểm tra khoảng 2 lần 1 ngày để đảm bảo rằng da trẻ  đang dần trở về bình thường.
  • Cho trẻ làm các kiểm tra đúng theo yêu cầu của bác sĩ
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu như tình trạng vàng da của trẻ nghiêm trọng hơn sau khi trẻ được 3 ngày tuổi.

Bên cạnh đó, một trong những điều bạn nên làm để giảm hiện tượng vàng da ở trẻ là hãy cho trẻ bú đủ giúp cơ thể trẻ có đủ khả năng đào thải bilirubin.

Mong rằng với những kiến thức mà bài viết cung cấp đã phần nào giúp cho bố mẹ có được sự chuẩn bị tốt nhất để bình tĩnh xử lý trong các trường hợp con trẻ sơ sinh bị vàng da. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh để phát triển toàn diện từng ngày.

Xem thêm : Trẻ Sơ Sinh Lười Ăn – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ