Trẻ sơ sinh lười ăn – nguyên nhân và cách xử lý

September 29, 2018

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn luôn là một công việc đòi hỏi rất nhiều công sức, sự tỉ mỉ và kiến thức. Một trong những lo lắng mà các cha mẹ có con nhỏ thường hay gặp phải trong quá trình nuôi trẻ sơ sinh đó là hiện tượng trẻ sơ sinh lười ăn. Hiện tượng này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và lớn lên về thể chất và tâm hồn của trẻ, vậy, đâu là nguyên nhân của hiện tượng này và các bậc cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh lười ăn? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những điều trên.

Phân loại các kiểu lười ăn ở trẻ sơ sinh

Biếng ăn, lười ăn ở trẻ sơ sinh được chia làm 3 dạng chính: 

  • Lười ăn sinh lý

Lười ăn sinh lý là dạng lười ăn thường xảy ra cùng với các biến đổi về mặt thể chất, theo quy luật phát triển tự nhiên của cơ thể trẻ theo từng giai đoạn. Dạng lười ăn này thường chỉ từ 1 -2 tuần.

  • Lười ăn tâm lý

Đây là dạng lười ăn phát triển từ lười ăn sinh lý, do tác động của môi trường bên ngoài và sự tương tác với người chăm sóc (bố mẹ hoặc người thân) mà diễn biến có thể lâu hơn, nặng nề hơn.

  • Lười ăn bệnh lý

Trẻ sơ sinh lười ăn bệnh lý là dạng lười ăn do nguyên nhân bệnh lý của cơ thể trẻ, thường sẽ liên quan tới các bệnh rối loạn trao đổi chất, tiêu hóa.

124-tra-so-sinh-luoi-an-anh-1

Nguyên nhân trẻ sơ sinh lười ăn

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ sơ sinh nên được cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong khoảng 6 tháng đầu và sau 6 tháng mẹ mới cho trẻ ăn dặm. Nếu trong thời gian trẻ bú mẹ mà trẻ có biểu hiện lười bú, bỏ bú thì có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:

  • Do hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động không tốt: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu và đang dần hoàn thiện khi đối mặt với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột… sẽ làm cho trẻ bị buồn nôn, đầy bụng, táo bón hoặc có thể tiêu chảy gây tình trạng trẻ sơ sinh lười ăn.

124-tra-so-sinh-luoi-an-anh-2

  • Do mẹ không tạo thói quen bú cho trẻ: Khi các mẹ cho trẻ bú với thời gian quá dài, quá lâu sẽ làm cho trẻ chán ngán và cũng bú ít đi ở những lần sau. Do vậy, mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu khi không nên ép trẻ bú khi trẻ đã bú no. Ben cạnh đó, cho trẻ bú không đúng lúc cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh lười ăn. Nếu trẻ quen bú mẹ thì bạn không nên ép trẻ bú bình hoặc gây tâm lý căng thẳng khi trẻ bú vì đấy cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sao trẻ sơ sinh lười ăn. Khoảng thời gian thích hợp cho trẻ bú là cách 3 tiếng bạn nên cho trẻ bú 1 lần.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Nếu bắt buộc phải dùng thuốc cho trẻ mẹ cần nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự ý mua thuốc. Nguyên nhân là vì việc sử dụng quá nhiều vitamin, lạm dụng thuốc, kháng sinh cũng có thể làm cho trẻ sơ sinh lười ăn. Ngoài ra, việc mẹ hòa thuốc vào sữa cho trẻ bú hoặc uống có thể tạo ám ảnh và gây ra tình trạng sợ bú ở trẻ .
  • Trẻ sơ sinh lười ăn bẩm sinh: Trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh là một nguyên nhân của tình trạng lười ăn ở trẻ sơ sinh. Tỷ lệ trẻ sơ sinh lười ăn bẩm sinh chiếm khoảng dưới 5%, trẻ nhỏ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không đòi bú. Có một số trẻ sơ sinh còn có thể bị lười ăn sau chấn thương hoặc sau khi tiêm phòng.
  • Do trẻ sơ sinh mắc bệnh: Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém nên rất dễ mắc phải nhiều bệnh về tai, mũi, đường hô hấp… Điều này khiến trẻ khó chịu và không muốn bú. Nếu có thì hiện tượng này sẽ chỉ diễn ra ở một giai đoạn ngắn, mẹ cần phát hiện sớm để có thể xử lý kịp thời.

124-tra-so-sinh-luoi-an-anh-3

 

  • Do mùi vị sữa mẹ bị thay đổi: Mùi vị sữa mẹ bị thay đổi do chế độ ăn uống của mẹ như: ăn thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, cay hoặc quá chua … Bên cạnh đó, mẹ ăn nhiều hành, bắp cải, sữa có thể khiến trẻ bị đầy hơi hoặc nặng hơn thậm chí có thể gây đau bụng.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít Mẹ Nên Làm Gì?

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh lười ăn?

Từ việc tìm ra nguyên do vì sao trẻ sơ sinh lười ăn các mẹ có thể tìm ra hướng giải quyết thích hợp cho con, phù hợp với từng nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh lười ăn mà bạn có thể tham khảo:

  • Tạo thói quen bú cho trẻ: Bạn nên chia nhỏ những lần bú, chia các cữ bú rõ ràng theo thời gian. Cách 3 tiếng bạn nên cho trẻ bú một lần và cho trẻ bú bằng ti mẹ. Mẹ nên cho trẻ bú ngay lúc con đói tránh để trẻ bị quá đói. Trong trường hợp trẻ sơ sinh phải bú bằng bình mẹ nên cho trẻ làm quen dần dần. Cùng với đó nên chọn bình bú có kích cỡ, chất liệu đầu vú phù hợp với con.bạn

124-tra-so-sinh-luoi-an-anh-4

  • Cho trẻ bú đúng cách: Cho trẻ bú đúng tư thế để trẻ cócảm giác thoải mái  và tạo điều kiện cho sữa mẹ ra đều. Bạn có thể chọn một nơi yên tĩnh và cho trẻ bú để tránh mất tập trung.
  • Điều trị bệnh cho trẻ kịp thời: Khi bạn thấy trẻ có những biểu hiện khó chịu hay những thay đổi ở cơ thể do nguyên nhân bệnh lý thì bạn cần kiểm tra ngay cho trẻ để tìm ra bệnh của trẻ và có cách xử lý kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra để tìm được nguyên nhân một cách rõ ràng.
  • Đảm bảo dinh dưỡng ăn uống của mẹ: Việc này có vai trò đảm bảo nguồn sữa mẹ ngon và kích thích trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhiều hơn.

124-tra-so-sinh-luoi-an-anh-4

Chắc hẳn, với những thông tin mà bài viết cung cấp các mẹ đã có thêm kiến  thức và tự tin hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ trong những năm tháng sơ sinh đầu đời. Chúc các bé mau ăn, chóng lớn và phát triển một cách toàn diện.

Xem thêm : Trẻ Ăn Dặm Khi Nào Là Hợp Lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ