U nang buồng trứng có nguy hiểm không? – Có ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay không?

August 23, 2018

U nang buồng trứng là căn bệnh diễn ra âm thầm nên khó có thể phát hiện. U nang buồng trứng chiếm tỉ lệ 3.6 % các bệnh phụ khoa nữ. Thông thường các u nang được nhận định là lành tính, tuy nhiên có nhiều u ác tính và u lành tính biến chứng lại vô cùng nguy hiểm, có thể biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em. Do đó, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy u nang buồng trứng có nguy hiểm không? U nang buồng trứng có sinh con được không? Đó là những thắc mắc cấp thiết của các chị em khi gặp phải u nang buồng trứng, chúng ta hãy cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia nhé.

U nang buồng trứng là gì?

U-nang-buong-trung-co-anh-huong-toi-kha-nang-co-con-hay-khong-anh-1

Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản nữ. Người phụ nữ có hai buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, trong ổ bụng dưới. Buồng trứng có nhiệm vụ sản sinh ra trứng và các hormon estrogen và progesterone. Đôi khi, một túi chứa đầy dịch gọi là u nang sẽ phát triển ở một bên buồng trứng. Nhiều người sẽ ít nhất một lần bị u nang buồng trứng trong đời. Phần lớn các trường hợp, u nang buồng trứng không đau và không gây ra triệu chứng gì.

Triệu chứng

Thường thì u nang buồng trứng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên triệu chứng có thể xuất hiện khi khối u lớn lên. U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Các triệu chứng có thể gồm:

  • Căng tức, khó chịu vùng bụng dưới: là tình trạng dễ nhận thấy khi bị u nang buồng trứng. Có trường hợp chị em thấy bụng to hơn, đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở đa số các trường hợp bị u nang buồng trứng. Mỗi sáng sớm ngủ dậy ngẫu nhiên cảm nhận: khi lấy tay ấn vào bụng thì thấy trong bụng có khối u cộng thêm cảm giác khó chịu căng tức
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt người phụ nữ bình thường có chu kỳ 28-32 ngày và kéo dài từ 4-7 ngày. Nếu kinh nguyệt bất thường (rối loạn cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh: đậm đặc, sẫm đen…), có khả năng là bị u nang buồng trứng, kèm theo đau vùng hố chậu trước hoặc trong khi có kinh.
  • Tiểu khó hoặc đi tiểu thường xuyên: U nang buồng trứng lành tính to lấp đầy khoang bụng làm cho áp lực trong bụng tăng lên, ảnh hưởng đến lưu thông tĩnh mạch chi dưới, khiến bụng căng và phù hai chân, các cơ quan trong vùng chậu bị chèn ép, gây nên đi tiểu khó, đọng nước tiểu, đi tiểu gấp hoặc đại tiện khó… U nang buồng trứng cũng tạo áp lực lớn lên bàng quang, thôi thúc nhu cầu muốn tiểu tiện nhiều hơn.
  • U-nang-buong-trung-co-anh-huong-toi-kha-nang-co-con-hay-khong-anh-2
  • Đau bụng: những cơn đau do u nang buồng trứng thường là đau vùng xương chậu, có thể từng cơn hoặc liên tục, có thể kéo xuống đùi, lan ra thắt lưng. Đau bụng hoặc có cảm giác khó chịu trong tử cung. Đau tức vùng bụng, do khối u phát triển chèn ép gây trướng bụng hoặc cảm giác mệt mỏi khi di chuyển.
  • Giao hợp đau: các cơn đau bất thường sau khi quan hệ tình dục. Đau bụng lâm râm hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo.
  • Đau ở vùng thắt lưng hoặc đùi
  • Buồn nôn và nôn

Xem thêm : Vạch Mờ Trên Que Thử Thai Liệu Có Thai Không?

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Những triệu chứng nặng của u nang buồng trứng cần đi khám ngay: u nang buồng trứng phát triển sang giai đoạn biến chứng thì các biến chứng xoắn u sẽ gây ra hiện tượng:

  • Đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn biến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn mửa.
  • Đau vùng hố chậu nhiều hoặc dữ dội
  • Sốt
  • Chóng mặt hoặc choáng ngất
  • Thở nhanh

Những triệu chứng này có thể báo hiệu u nang buồng trứng vỡ hoặc xoắn buồng trứng. Vậy u nang buồng trứng có nguy hiểm không, câu trả lời là cả hai biến chứng đều có những hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị sớm.

Biến chứng
  • U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Không – phần lớn u nang buồng trứng là lành tính và tự hết mà không cần điều trị.
  • Xoắn buồng trứng (hiếm gặp) là khi u nang lớn khiến buồng trứng bị xoắn hoặc di chuyển khỏi vị trí ban đầu, nguồn cung cấp máu cho buồng trứng bị cắt đứt và nếu không điều trị, nó có thể gây tổn thương hoặc thậm chí hoại tử mô buồng trứng.
  • Vỡ u nang, cũng hiếm gặp, có thể gây đau và chảy máu trong dữ dội, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được điều trị.
  • U nang buồng trứng không làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Điều trị u nang buồng trứng 

Nếu u nang không tự hết hoặc to lên, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc tránh thai: đối với u nang buồng trứng tái phát, thuốc tránh thai uống để làm ngừng rụng trứng và ngăn ngừa sự phát triển của những u nang mới, làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Mổ nội soi: u nang nhỏ và loại trừ ung thư có thể tiến hành mổ nội soi để cắt bỏ khối u.
  • Mổ hở: u nang lớn có thể tiến hành cắt khối u qua đường mổ lớn ở bụng sau đó sẽ được sinh thiết ngay và nếu xác định khối u là ung thư thì bác sĩ có thể tiến hành cắt tử cung hoàn toàn (cắt bỏ cả tử cung và hai buồng trứng).
  • Khám phụ khoa định kỳ để phòng bệnh: không thể phòng ngừa được u nang buồng trứng tuy nhiên, khám phụ khoa định kỳ có thể phát hiện sớm u nang buồng trứng. U nang buồng trứng lành tính thường không trở thành ung thư tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể rất giống với u nang buồng trứng.

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Điều khiến chị em băn khoăn nhất là u nang buồng trứng có sinh con được không? Thực tế, u nang buồng trứng thường không ngăn cản bạn có thai, mặc dù đôi khi nó có thể khiến bạn khó khăn hơn trong việc thụ thai. Nếu bạn cần loại bỏ u nang, bác sĩ phẫu thuật sẽ cân nhắc để giúp bạn giữ được khả năng sinh sản của mình. Điều này cũng có nghĩa là họ chỉ loại bỏ các u nang mà giữ cho buồng trứng còn nguyên vẹn hoặc chỉ loại bỏ một bên buồng trứng. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng là điều cần thiết thì bạn cần phải thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi phẫu thuật.

U nang buồng trứng có mấy loại? U nang buồng trứng có sinh con được không?

U nang buồng trứng cơ năng: hình thành do rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển. Đó thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng, có thể tự tiêu tan trong vài ba tuần. U nang buồng trứng cơ năng (1 hoặc 2 bên) có thể không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và người bệnh vẫn có thể có con.

U nang buồng trứng thực thể: hình thành do những tổn thương nhu mô bình thường của buồng trứng. Các khối u này thường có kích thước lớn, phát triển lặng lẽ qua nhiều năm, gây ra những biến chứng như xoắn cuống nang, vỡ nang…dẫn tới sẩy thai, đẻ non, có thể chuyển thành ung thư.

U nang nước hoặc u đặc: khoảng 95% là những u lành tính. Có khi phải mổ cắt bỏ nang nếu như gây khó chịu, nang to hơn 5cm, người bệnh đã quá 40 tuổi, đau kéo dài hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nội tiết.

U nang bì buồng trứng là những u lành nhưng bên trong chứa những mô như móng, răng, xương, tóc, sụn… và cả chất mỡ. Những u này có nhiều kích thước và vị trí khác nhau, thường ở một bên nhưng 25% u có ở cả 2 bên buồng trứng, hay gặp ở phụ nữ trẻ quanh tuổi 30. Nếu u bì nhỏ thì cắt bỏ qua soi ổ bụng, nếu lớn mới cần phải mổ mở. Mục đích của điều trị ngoại khoa là bảo tồn một phần hay toàn bộ buồng trứng tùy thuộc vào vị trí của u nang bì. Nếu còn giữ lại một phần mô lành thì người phụ nữ vẫn rụng trứng, vẫn có kinh và vẫn có thể có thai.

Chị em cần chú ý: u nang buồng trứng có nguy hiểm không phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm phát hiện. Khi có dấu hiệu bị u nang buồng trứng, chị em nên đi khám bệnh ngay để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể dẫn tới hiếm muộn. Hiếm muộn xảy ra là do u nang không được phát hiện sớm, chúng ngày càng phát triển, dần dần âm thầm phá hủy toàn bộ chức năng buồng trứng, u nang to lên cũng gây chèn ép tử cung ngăn chặn trứng gặp tinh trùng khiến phụ nữ khó đậu thai.

Xem thêm :Dùng Dầu Dừa Cho Bà Bầu – Các Mẹ Tuyệt Đối Không Nên Bỏ Qua

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ