Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không?

September 10, 2018

Một số ý kiến cho rằng bà bầu leo cầu thang nhiều sẽ không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên đối với các mẹ sống ở căn hộ hoặc phòng riêng trên tầng cao hoặc văn phòng nơi làm việc đòi hỏi phải leo cầu thang thì khó lòng tránh được việc này. Vậy ý kiến trên có hoàn toàn đúng hay không? Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

ba-bau-di-cau-thang-nhieu-co-sao-khong-anh-1

Lợi ích của việc leo cầu thang khi mang thai

Leo lên cầu thang khi mang thai là một hoạt động thể chất giúp cơ thể mẹ hoạt động tốt như đi bộ hoặc tập thể dục, ngoài ra còn làm giảm nguy cơ tiền sản giật lên 29% bằng cách leo lên cầu thang bốn lần một ngày và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ- một trong những biến chứng phổ biến trong thai kỳ. Bên cạnh đó, leo cầu thang khi mang thai giúp bà bầu cải thiện sức khỏe tim mạch, vùng xương chậu được vận động linh hoạt, các cơ ở vùng đùi và mông của thai phụ trở nên dẻo dai, tăng cường thể lực của bà bầu, giúp bà bầu sinh nở nhanh chóng hơn và thúc đẩy khả năng phục hồi sau sinh.

Xem thêmMặt Nạ Dưỡng Da Cho Mẹ Bầu – Nên Hay Không?

Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không?

Giai đoạn đầu của thai kì được đánh giá là khá an toàn cho mẹ bầu vì thai còn nhỏ, chưa gây áp lực lên cơ thể của mẹ. Ba tháng đầu thai kỳ mẹ có thể leo cầu thang bình thường, trừ khi có lời khuyên từ bác sĩ do thể trạng của mẹ không tốt. Cần tránh leo cầu thang trong thời kỳ mang thai đầu khi mẹ bầu có các vấn đề như bị xuất huyết, co giật hoặc giảm mức nội tiết tố, bệnh tiểu đường hoặc bất kỳ bệnh tự miễn, đã từng sảy thai trước đó, chóng mặt, mang song thai hoặc đa thai, huyết áp quá cao hoặc thấp quá. Nếu mẹ không có bất kỳ dấu hiệu nào thì có thể tiếp tục đi cầu thang bình thường.

ba-bau-di-cau-thang-nhieu-co-sao-khong-anh-2

Bà bầu leo cầu thang nhiều trong giai đoạn sau của thai kỳ

Leo cầu thang khi mang thai, một trong những nỗi sợ lớn nhất là vấp té, trượt chân gây, trong những tháng sau của thai kỳ, sự thay đổi trọng tâm của cơ thể do thai nhi ngày càng lớn sẽ làm tăng nguy cơ té ngã, nếu mẹ ngã từ cầu thang, nhất là có va đập ở phần bụng có thể dẫn đến chuyển dạ sớm. Vào tuần thai thứ 37, em bé của bạn sẽ dịch chuyển vào khung chậu của mẹ giúp mẹ thở dễ dàng hơn, nhưng trọng lượng tăng nhanh chóng của em bé sẽ khiến mẹ gặp khó khăn khi leo cầu thang. Khi leo cầu thang ở giai đoạn sau, các mẹ thường gặp một số tác hại như sau:

  • Khó thở: điều này có thể có tác động tiêu cực đến thai nhi vì lượng oxy giảm.
  • Trượt ngã – nỗi lo sợ lớn nhất, điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến cả mẹ và con.
  • Áp lực ở lưng: khi bụng quá to, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy áp lực của trọng lượng trên lưng làm cho mẹ cảm thấy chùn bước, kéo ghì cơ thể khi mẹ cố gắng leo lên cầu thang. Bên cạnh đó, ngoài tăng áp lực lưng còn tăng độ ma sát giữa các khớp, dễ gây đau lưng và nhức mỏi đầu gối, đặc biệt là lúc đi xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương cao hơn gấp ba lần so với bình thường.
  • Bàn chân bị phù nếu leo cầu thang sẽ gây thêm áp lực lên đôi chân.
  • Sinh non: những tháng cuối khi thai nhi đã khá lớn, việc leo cầu thang khi mang thai bắt buộc người mẹ phải chồm người về phía trước, chân nhấc lên bậc cao, cơ bụng gập lại khiến thai nhi bị chèn ép dễ gây ra thiếu oxy, dẫn đến xuất huyết và gây ra tình trạng đẻ non ở thai phụ. Do vậy từ tháng thứ 8 trở đi, mẹ bầu nên tránh leo lên các bậc cầu thang để giảm thiểu rủi ro xuất huyết, vỡ ối sớm dẫn đến sinh non.

Lưu ý với bà bầu leo cầu thang nhiều

Với bà bầu leo cầu thang nhiều, hãy sử dụng lan can, tốt hơn nữa là mẹ có người dìu lúc lên xuống. Hãy đảm bảo rằng cầu thang được thắp sáng để xem các bậc rõ ràng, tránh leo cầu thang trong bóng tối. Bà bầu hãy bước thật chậm rãi và cẩn thận. Cầu thang phải tuyệt đối đảm bảo không bị đổ nước hay các chất gây trơn trượt, dầu mỡ. Nên chọn trang phục gọn gàng, tránh chi tiết rườm rà sẽ gây vướng víu cho mẹ làm tăng nguy cơ vấp ngã. Tuyệt đối không leo lên hoặc xuống mà không giữ lan can, quan trọng là mẹ bầu đừng quá cố gắng nếu việc này khiến mẹ quá mệt. Mỗi lần leo cầu thang không được leo quá nhiều bậc, mục đích là tập luyện thể dục, không được leo quá sức mình, khi nào thấy mệt mỏi thì cần dừng lại, tốt nhất không nên đi quá 4 tầng để tránh gây áp lực lên cột sống và vùng bụng. Không mang theo những vật nặng khi lên xuống cầu thang. Không nên vừa đi vừa nói chuyện điện thoại trong lúc lên xuống cầu thang để không mất tập trung. Leo cầu thang khi mang thai là an toàn miễn là mẹ chú ý cẩn thận.

 

Tóm lại, qua bài viết “Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không?”, chúng tôi mong rằng đã đem lại cho các chị em những kiến thức bổ ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh nhé.

Xem tiếp: Nghẹt mũi khi mang thai-mẹ bầu phải làm sao?

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ