Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

November 24, 2023

Tiểu đường thai kỳ là một trong số những tình trạng khiến các mẹ bầu lo ngại trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt là vào giai đoạn 3 tháng cuối trước khi sinh. Vậy dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là gì, nguyên nhân là do đâu, có những lưu ý gì khi xuất hiện những triệu chứng. Tất cả sẽ đều được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mà mẹ bầu cần biết

Hầu hết phụ nữ mang thai không có triệu chứng tiểu đường trong thai kỳ 3 tháng cuối hoặc không có bất kỳ dấu hiệu đáng chú ý nào. Thông thường, tiểu đường thai kỳ tháng thứ 3 được phát hiện qua các kiểm tra và xét nghiệm bệnh. Để xác định tiểu đường, thường cần xét nghiệm lượng đường trong máu. Thông thường test tiểu đường thai kỳ sẽ được thực hiện từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Tuy vậy, một số phụ nữ vẫn có thể trải qua các triệu chứng tiểu đường trong thai kỳ 3 tháng cuối nếu lượng đường trong máu tăng quá cao. Những triệu chứng chủ quan của bệnh này ở người mẹ có thể bao gồm:

Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Một trong những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là tần suất đi tiểu của thai phụ tăng lên. Mặc dù trong thời kỳ mang thai, việc thai nhi tạo áp lực lên bàng quang thường khiến mẹ bầu phải đi tiểu thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ, một số phụ nữ có thể cảm nhận tần suất đi tiểu tăng thêm. Đặc biệt là vào ban đêm.

Thường xuyên khát nước

Cảm giác khát nước tăng lên và việc uống nước nhiều hơn mức bình thường là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn cuối. Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thai phụ thường có cảm giác khao khát nước liên tục và tiêu thụ lượng nước lớn hơn bình thường. Mặc dù trước đó có thể không tiêu thụ thức uống ngọt, mặn hoặc không vận động quá mức.

Thường xuyên khát nước phản ánh dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường
Thường xuyên khát nước phản ánh dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường

Khô miệng

Một dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối khác là thai phụ thường trải qua tình trạng khô miệng và khô cổ họng. Nếu mẹ bầu cảm thấy miệng và cổ họng liên tục bị khô dù đã thường xuyên uống nước và cung cấp chất lỏng cho cơ thể, nên cân nhắc thăm khám và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Mờ mắt

Khi hàm lượng đường trong máu tăng đột ngột, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tình trạng mờ mắt ngắn hạn. Mặc dù dấu hiệu này không thường xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Nhưng nếu mẹ bầu trải qua hiện tượng này, cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý đến vấn đề này để kịp thời phát hiện và thực hiện quản lý cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân cụ thể của tiểu đường thai kỳ vẫn đang được nghiên cứu và chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu đã đề xuất rằng khi mang thai, việc tiết các hormone do nhau thai tiết ra có thể tạo ra sự kháng insulin, dẫn đến tăng đường huyết. Nồng độ hormone này tăng dần theo sự phát triển của thai và thường gây ra tiểu đường thai kỳ trong khoảng thời gian từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Sự gia tăng đường huyết trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể liên quan đến nguy cơ mắc các dị tật thai. Trong khi việc duy trì tình trạng đường huyết cao trong các tháng tiếp theo có thể có tác động đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi và gây tăng tỷ lệ tử vong khi sinh

Lưu ý khi mẹ bầu xuất hiện những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giúp kiểm soát chỉ số tiểu đường. Nếu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần tuân thủ theo một số những lưu ý như sau:

Dinh dưỡng cân đối

Hãy duy trì chế độ ăn cân đối, bao gồm đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với lượng phù hợp. Hãy tăng cân một cách vừa phải trong khoảng 8 đến 12 kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, cần tránh ăn quá nhiều để tránh tăng cân quá mức.

Xem thêm nội dung: Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Hoạt động thể dục đều đặn

Lựa chọn các môn thể thao an toàn cho phụ nữ mang thai như bơi, đi bộ, yoga và thực hành chúng hàng ngày, giúp kiểm soát mức đường máu.

Thể dục thể thao giúp điều chỉnh, kiểm soát đường huyết thai kỳ
Thể dục thể thao giúp điều chỉnh, kiểm soát đường huyết thai kỳ

Theo dõi chặt chẽ đường huyết trong thai kỳ

Khi mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cần theo dõi đường huyết nghiêm ngặt theo phác đồ từ bác sĩ. Bởi việc theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày sẽ tránh những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Bà bầu nên theo dõi với bác sĩ chuyên khoa, chuyên sâu lĩnh vực sinh sản, dinh dưỡng.

Quản lý sinh đẻ hợp lý cho bà bầu

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể thực hiện quá trình đẻ tự nhiên (sinh thường) khi thai đủ tháng. Tuy nhiên, nếu việc kiểm soát đường máu không tốt hoặc mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non thì cần có chỉ định theo dõi từ bác sĩ. Những trường hợp này đòi hỏi quá trình kiểm soát nghiêm ngặt.

Hy vọng những thông tin hữu ích qua bài viết trên đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc về những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối và những vấn đề khác liên quan. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, hãy tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết các mẹ nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ