Buồn nôn khi mang thai – Mẹ bầu nghén phải làm sao?

August 27, 2018

Tình trạng buồn nôn khi mang thai xảy ra ở hầu hết các mẹ bầu, điều này làm cho mẹ bầu vốn đã dễ mệt mỏi càng trở nên khó chịu. Chứng buồn nôn thường không gây nguy hiểm đến thai nhi, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ làm cho mẹ bị mất chất dinh dưỡng do không hấp thụ được. Buồn nôn khi mang thai là biểu hiện của tình trạng ốm nghén. Phần lớn các trường hợp ốm nghén sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, với một số mẹ bầu, tình trạng này không chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên mà có thể kéo dài suốt cả thai kỳ. Vậy làm thế nào để hết buồn nôn khi mang thai? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

 

 

Buon-non-khi-mang-thai-anh-1

Chia nhỏ bữa ăn – Giảm buồn nôn khi mang thai

Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, trữ đồ ăn vặt để ăn bất cứ lúc nào bụng đói. Thêm vào đó, mẹ bầu nên ăn những thức ăn giàu protein như đậu nành, hạnh nhân, hạt óc chó, đậu hà lan sấy khô vì những thực phẩm này sẽ hạn chế chứng buồn nôn.

Loại bỏ thức ăn tạo cảm giác buồn nôn – Ăn thức ăn mẹ thích

Loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống dẫn đến cảm giác buồn nôn khi mang thai. Hãy ăn những gì mà bạn thích, tuy nhiên cần tránh những loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Gợi ý những loại thức ăn dễ dùng nhất là rau cải luộc, thịt, cá, các loại đậu, mơ, dưa hấu, nho… Bạn cũng có thể hạn chế buồn nôn khi mang thai bằng cách thay đổi cách nấu nướng cho để ngon miệng hơn, phù hợp khẩu vị, tránh xa những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Nếu mẹ bầu hay nôn vào buổi sáng thì khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy, hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ, nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới ra khỏi giường.

Ăn đồ lạnh

Các mẹ bầu nên thử ăn những thức ăn chỉ được làm ấm hoặc đã để lạnh hẳn, bởi vì như vậy, mùi vị của thức ăn không mạnh như những thức ăn nóng. Tuy nhiên đây chỉ là một gợi ý, bạn nên thử xem có hợp với mình hay không. Bởi vì một số mẹ bầu lại than vãn rằng, đồ ăn lạnh làm các mẹ cảm thấy tanh hơn cả đồ nóng.

Ăn vặt

Buon-non-khi-mang-thai-anh-2

Đầu giường hoặc trên bàn làm việc luôn đặt những món ăn vặt yêu thích, tiện lợi như bánh quy, bánh mỳ… Nếu ban đêm tỉnh dậy cảm thấy buồn nôn cũng có thể ăn chút bánh quy.

xem thêm : Đầy Bụng Khi Mang Thai – Phải Làm Sao?

Ăn gừng hoặc thức ăn có mùi vị của gừng

Buon-non-khi-mang-thai-anh-3

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng: gừng giúp dạ dày bà bầu dễ chịu hơn một chút. Chúng ta có thể xay gừng nhuyễn hoặc bào thành sợi nhỏ, cho nước vào nấu cho mình một cốc trà gừng, thêm ít đường cho dễ uống, các mẹ sẽ cảm thấy dạ dày mình dễ chịu hơn rất nhiều.

Hạn chế thực phẩm có nhiều dầu mỡ khó tiêu

Thức ăn nhiều dầu mỡ cần nhiều thời gian mới tiêu hóa được, dễ khiến bạn cảm giác dạ dày luôn đầy, căng tức, kích thích cơn nôn.

Uống nước từng ít một – uống thường xuyên

Uống nhiều nước nhưng tốt nhất là trước hoặc sau bữa ăn, mỗi lần chỉ uống một ít nhưng thường xuyên để tránh mất nước. Không nên uống một hơi hết cốc nước sẽ làm cho bụng căng lên, dạ dày sẽ không chứa được nhiều các thực phẩm khác đồng thời tăng nhu cầu đẩy thức ăn trong dạ dày ra ngoài.

Vòng tay tránh nôn

Buon-non-khi-mang-thai-anh-4
Vòng tay tránh nôn cho bà bầu bị nghén

Vòng tránh nôn được làm bằng cotton mềm mại có bán ở hiệu thuốc, lúc đầu dùng để phòng chống say tàu, song bà bầu đeo nó cũng có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn khi mang thai.  Vòng tránh nôn có tác dụng khống chế khởi nguồn và trung tâm gây nôn ở não. Loại vòng tránh nôn này rất an toàn, nghiên cứu cũng chứng minh nó rất có hiệu quả cho bà bầu.

Vitamin B6

Vitamin B6 có tác dụng giảm buồn nôn khi mang thai. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể uống vitamin B6 hay không. Theo kinh nghiệm của một số bà bầu, nó thực sự có hiệu quả, lượng vitamin B6 uống là một ngày 1.9 mg. Đối với bà bầu nôn mửa rất nhiều, bác sĩ có thể cho uống 3 lần/ngày, mỗi lần 10-25mg. Cần lưu ý, nếu bạn chưa hỏi ý kiến của bác sĩ không nên tự mình uống vitamin B6 hoặc các loại thuốc bổ khác.

Tránh uống vitamin khi bụng rồng

Sau khi thức dậy, khi bụng rỗng cần hạn chế việc bổ sung vitamin vào thời điểm này, hãy thử uống vitamin khi đang ăn, cũng có thể uống trước khi đi ngủ.

Kể cả khi mẹ bầu đã áp dụng các cách trên nhưng không giảm nhẹ được triệu chứng buồn nôn khi mang thai, mẹ bầu có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc có thuốc chống nôn, tuy nhiên phải lưu ý tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm : Quan Hệ Tình Dục Khi Mang Thai Có Nên Hay Không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ