Mẹ bầu ăn cà tím có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

September 13, 2018

Khi mang thai, người mẹ nào cũng sẽ chuẩn bị cho mình một danh sách những điều nên làm và không nên làm. Trong đó chắc hẳn không thể thiếu được danh sách những thực phẩm có lợi và thực phẩm có hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt có một thực phẩm lại nằm trong cả 2 danh sách này, đó chính là cà tím. Vậy mẹ bầu ăn cà tím có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi cũng như bản thân không?

an-ca-tim-khi-mang-thai-anh-1
Khi mang thai mẹ có nên ăn cà tím không ( Ảnh minh họa )

Các hoạt chất hay có trong cà tím.

Cà tím là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong cà tím có chứa acid folic, protid, đường, nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, nhiều các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, calci, kali… và solanin – là một alcaloid độc – như hầu hết các loại cà khác. Do vậy, dù trong cà tím có nhiều chất dinh dưỡng nhưng đa phần người ta thường nghĩ rằng mẹ bầu không nên ăn cà tím.

http://bacsicuame.tags.vn/wp-content/uploads/2018/09/an-ca-tim-khi-mang-thai-anh-2-e1536833493193.jpg
Cà tím chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe ( Ảnh minh họa )

Lợi ích của cà tím với phụ nữ có thai.

Như đã nói ở trên, trong cà tím có chưa acid folic, là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển hồng cầu trong máu, đồng thời phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các vitamin và nguyên tố vi lượng có trong cà tím rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của thai nhi, giúp duy trì sự cân bằng điện giải và tăng đáng kể lượng máu cũng như lượng hemoglobin.

Nếu người mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì trong quá trình mang thai, mẹ cần kiểm soát lượng đường trong máu để tránh sự dao động quá lớn. Việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh và ngăn ngừa đáng kể sự đột biến lượng đường trong máu.

Ăn cà tím trong thời kỳ mang thai sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa, đồng thời cũng có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, nguồn chất xơ dồi dào trong cà tím cũng giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm thiểu chứng táo bón trong thai kỳ.

Trong cà tím còn có chứa những chất chống oxy hóa giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch và tránh nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Cà tím còn có tác dụng phòng ngừa tăng huyết áp, giúp cơ thể giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, tránh nguy cơ các vấn đề liên quan đến tim mạch, xơ vữa động mạch.

Xem thêm: 3 Tháng Đầu, Mẹ Ăn Gì Để Bé Khỏe Mạnh?

Các tác dụng phụ của cà tím.

http://bacsicuame.tags.vn/wp-content/uploads/2018/09/an-ca-tim-khi-mang-thai-anh-3-e1536833583462.jpg
Ăn quá nhiều cà tím sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe của bà bầu (Ảnh minh họa)

Mặc dù có rất nhiều những lợi ích cho cơ thể, nhưng khi mẹ bầu ăn quá nhiều cà tím cũng sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn như nguy cơ sảy thai, sinh non, ngộ độc hay dị ứng thực phẩm. Do vậy, khi mẹ bầu ăn cà tím cần chú ý những điều sau:

– Không nên ăn quá nhiều, cần kiểm soát lượng cà tím đưa vào cơ thể bởi trong cà tím có chứa solanin có thể gây ngộ độc. Khoảng 250g cho mỗi bữa ăn là lượng hợp lý để không gây ra sự khó chịu cho cơ thể mẹ. Hoặc khi chế biến cà tím, có thể sử dụng một chút giấm để thúc đẩy sự phân hủy solanin.

– Cà tím là thực phẩm có tính hàn, ăn nhiều có thể gây cho tiêu chảy nặng. Những người có vân đề về dạ dày hay thể trạng kém cũng không nên sử dụng thường xuyên.

– Những người có bệnh thận không nên ăn cà tím bởi trong đó có chứa lượng oxalat cao, ăn nhiều sẽ dễ gây sỏi thận.

– Cà tím tiền ẩn tính chất gây dị ứng và có thể gây ra với những mẹ bầu quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da, đặc biệt là vùng da quanh miệng sau khi ăn cà tím.

– Cà tím chưa chế biến kỹ có thể gây ra những bất lợi cho đường tiêu hóa nên mẹ bầu cần nấu chín trước khi ăn. Tuy nhiên cũng không nên nấu ở nhiệt độ quá cao vì làm vậy sẽ khiến nhiều chất dinh dưỡng trong cà tím bị thất thoát, đặc biệt là các vitamin.

an-ca-tim-khi-mang-thai-anh-4
Chế biến đúng cách và ăn vừa đủ sẽ giúp loại bỏ những nguy cơ từ cà tím lên cơ thể (Ảnh minh họa )

Kết luận.

Như vậy, có thể thấy cà tím cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ cũng như em bé. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ra những tác dụng không như ý muốn. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý ăn với lượng vừa phải, ăn đúng cách để phòng ngừa những nguy cơ có thể xảy ra. Nếu cần thiết, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp mẹ bầu ngon miệng mà vẫn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân và thai nhi.

 

Xem thêm :Thai Nhi Nấc Cụt – Mẹ Đã Biết Chưa?

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ