Nghẹt mũi khi mang – mẹ bầu phải làm sao?

September 10, 2018

Nghẹt mũi khi mang thai là một hiện tượng rất hay gặp trong thai kỳ, đến 30% thai phụ rơi vào tình trạng nghẹt mũi một cách tự nhiên. Chứng nghẹt mũi thai kỳ có thể bắt đầu vào đầu tháng thứ hai và có xu hướng xấu đi theo thời gian. Vậy bà bầu bị nghẹt mũi có đáng lo hay không? Làm cách nào để giảm tình trạng này, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân bà bầu bị nghẹt mũi khi mang thai

Nghet-mui-khi-mang-thai-anh-1

Thay đổi nội tiết tố: do hàm lượng estrogen cao hơn khi mang thai có thể gây viêm sưng trong niêm mạc mũi và tăng tiết dịch nhầy. Các mạch máu trong cơ thể của bà bầu tăng lên và mở rộng khiến các mạch máu nhỏ trong niêm mạc mũi sưng lên và tắc nghẽn các mô xung quanh, gây nghẹt mũi. Nếu nguyên nhân nghẹt mũi là do thay đổi nội tiết tố thì bà bầu sẽ bị nghẹt mũi sớm nhất vào tháng thứ hai trong thai kỳ, dần dần được cải thiện và kết thúc sau khi bạn sinh em bé. Việc nghẹt mũi không kèm thêm bất kỳ một triệu chứng nào khác thì bạn có thể yên tâm rằng tình trạng này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé yêu.

Dị ứng: các tác nhân gây dị ứng có hại từ môi trường có thể khiến bạn ngạt mũi khi mang thai ví dụ phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn… khiến cơ thể bạn phản ứng bằng cách chảy nước mũi dẫn đến nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi. Dị ứng thai kỳ thường không thể đoán trước, bạn có thể đột nhiên nhạy cảm với một vài chất gây dị ứng hay các chất kích thích mà trước đây bạn không bị ảnh hưởng.

Viêm mũi xoang: các bệnh lý về đường mũi xoang cũng rất hay gặp ở các chị em phụ nữ đang mang bầu. Bên cạnh nghẹt mũi khi mang thai còn xuất hiện thêm các dấu hiệu điển hình của bệnh xoang như đau đầu, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, giảm khả năng nhận biết mùi… Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất đối với trường hợp này nhé. Và không phải lúc nào cũng xác định được lý do chính gây ra chứng nghẹt mũi khi mang thai, có thể tình trạng khó chịu này là do cộng hưởng của nhiều nguyên nhân như  vừa bị dị ứng, vừa bị chứng viêm mũi khi mang thai.

Nguyên nhân khác: nếu bạn không có các triệu chứng khác ngoài nghẹt mũi thì có thể là chứng viêm mũi trong thai kỳ. Tuy nhên nếu kèm theo sốt, hắt hơi, ho, đau họng, đau nhức nhẹ hoặc có thể tuyến nước bọt bị sưng, rất có khả năng bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác.

Xem thêm :Mặt Nạ Dưỡng Da Cho Mẹ Bầu – Nên Hay Không?

Cải thiện chứng nghẹt mũi khi mang thai phải làm thế nào?

Uống nhiều nước và kê gối cao khi ngủ. Nước sẽ giúp cơ thể bạn đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể, làm lỏng và hòa tan chất dịch nhầy trong mũi, giảm nghẹt mũi khi mang thai  hiệu quả. Mẹ bầu nên uống nước ấm, hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong. Kết hợp việc kê thêm gối để nâng đầu bạn khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, điều này cũng giúp giảm chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên không nên lạm dụng kế gối quá cao nếu bạn hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, lí do là vì tư thế này sẽ làm giảm lưu lượng máu lưu thông lên não, làm nặng nề hơi cảm giác chóng mặt hoa mắt.

Hơi nước: bạn nên thử tắm nước ấm và cảm nhận hơi nước nóng trong phòng tắm hoặc làm ẩm khăn với nước nóng, đắp lên mặt, hít thở, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Xông mũi: tương tự như hơi nước trong phòng tắm, ở đây bạn chỉ cần một tô nước nóng là có thể giúp bạn thư giãn và dễ chịu trước chứng nghẹt mũi khi mang thai. Hơi nước nóng sẽ giúp làm giãn nở các mao mạch trong mũi, làm loãng dịch nhày và từ đó giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Nghet-mui-khi-mang-thai-anh-2

Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm và tinh dầu: cung cấp thêm độ ẩm cho không khí và để gần đầu giường khi ngủ vào ban đêm. Một chút tinh dầu bạc hà hoặc khuynh diệp sẽ giúp thông mũi ngay tức thời.

Rửa mũi bằng nước muối: Dịch nhầy đọng ở mũi là nguyên nhân gây ngạt mũi và khó thở, vì vậy mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi 2-3 lần/ngày. Biện pháp này rất an toàn, dễ kiếm và dễ thực hiện cho mẹ bầu. Chăm chỉ nhỏ nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ giúp rửa sạch mũi và sát khuẩn nhẹ, nhanh chóng loại bỏ những chất độc hại và vi khuẩn có trong mũi của bạn.

Thuốc xịt mũi dạng giọt hoặc dạng phun: hiệu quả tương tự như cách trên nhưng có sử dụng các dụng cụ giúp thao tác dễ dàng hơn, xịt hoặc nhỏ vài giọt theo chỉ định vào mỗi bên mũi và trong vòng năm hay mười phút mẹ bầu có thể hỉ mũi dễ dàng hơn.

Xem thêm : Tiền Sản Giật – Nguyên Nhân Và Điều Trị

Ăn tỏi: một vài nhánh tỏi mỗi ngày không chỉ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm hiệu quả, tinh dầu tỏi cay nóng cũng sẽ giúp bạn giảm ngạt mũi nhanh chóng. Ngoài ra, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, mẹ bầu giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp, nếu cảm thấy khó ăn, mẹ có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.

Nghet-mui-khi-mang-thai-anh-3

Ăn hành, rau kinh giới, tía tô: hành có tính sát khuẩn mạnh, là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp. Rau kinh giới và tía tô cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: cho một ít kinh giới, một ít tía tô sắc lấy nước uống. Bên cạnh đó quan trọng vẫn là giữ ấm cơ thể nhé.

Sử dụng thuốc: khi tất cả những biện pháp trên không đem lại hiệu quả như ý, dùng thuốc là biện pháp cuối cùng để cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai. Tuy nhiên phụ nữ có thai là đối tượng đặc biệt, không được tự ý dùng thuốc mà phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất hãy tránh dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kì mẹ nhé.

 

Tóm lại, qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đã mang lại cho các mẹ bị nghẹt mũi khi mang thai những kiến thức bổ ích. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

Xem tiếp:Mẹ bầu bị tiêu chảy ,phải xử lý thế nào?

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ