Mẹ bầu bị tiêu chảy, phải xử lý thế nào?
August 27, 2018Rối loạn tiêu hóa thường xuyên xảy ra trong thai kỳ, một trong những biểu hiện đó là tiêu chảy. Tiêu chảy tuy khá phổ biến với chúng ta, nhưng khi đối với các mẹ bầu bị tiêu chảy, điều này sẽ làm cho các mẹ lo lắng. Do đó, các mẹ bầu hãy cùng chúng tôi gõ cửa bác sĩ để tìm hiểu về tình trạng tiêu chảy khi mang thai nhé.
Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị tiêu chảy
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi 24 giờ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy khi mang thai, cụ thể như:
Thay đổi hormone – estrogen, progesterone và gonadotropin sẽ có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy. Các mẹ bầu đều trải qua những thay đổi về hormone, nhưng chỉ một số ít bị tiêu chảy trong giai đoạn đầu.
Ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh: Sức đề kháng của bà bầu đa phần sẽ giảm sút do vậy bạn không thể thoải mái sử dụng đồ ăn thức uống chế biến sẵn, đồ ăn vặt vỉa hè hoặc đồ ăn để qua đêm. Nếu cứ ăn uống quá thoải mái, không để ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc bà bầu bị tiêu chảy là không thể tránh khỏi.
Thay đổi đột ngột chế độ ăn uống khi biết mình mang thai: để đảm bảo rằng bé đang nhận được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra khi mang thai, mẹ sẽ tăng cường tiêu thụ sữa và do cơ thể bị thiếu hay mất men để hấp thụ đường lactose và hậu quả là gây tiêu chảy.
Cơ thể không hấp thu thực phẩm: tuy các mẹ bầu đã chú ý ăn uống vệ sinh nhưng do cơ thể không hấp thụ một số thực phẩm nên dẫn tới hiện tượng tiêu chảy khi mang thai, ví dụ như sữa bò hoặc ăn nhiều thực phẩm lạ chứa nhiều đạm, mỡ nên dẫn tới tiêu chảy. Một nguyên nhân khác là do mẹ bầu cảm thấy nhạy cảm với một số thực phẩm. Có thể đây là những loại thực phẩm mà mẹ bầu thường ăn trước đó, nhưng ăn khi mang thai có thể khiến đau bụng hoặc tiêu chảy.
Sử dụng thuốc: một số thuốc điều trị huyết áp, thuốc chứa magiê và kháng sinh có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
Gia tăng lượng nước trong cơ thể: Khi mẹ bầu ăn nhiều các loại thực phẩm có tính giữ nước cao như dưa hấu, dưa chuột, củ cải, cà chua, sữa chua…
Xem thêm : Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu
Dấu hiệu chuyển dạ: gần đến ngày sinh nở, các mẹ bầu sẽ bị tiêu chảy nhẹ, nguyên nhân là các hormone trong cơ thể thay đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ.
Mẹ bầu bị tiêu chảy – phải làm sao?
Bù nước và điện giải: đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, mẹ bầu có thể uống oresol pha đúng tỷ lệ hoặc nước đun sôi để nguội, nước cháo loãng, bên cạnh đó nước trái cây cũng rất tốt (đừng thêm đường nhé). Ăn cháo loãng và tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị đến khi hệ tiêu hóa ổn định trở lại. Tránh các thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy khi mang thai: thực phẩm cay, chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt nhé.
Kiểm tra một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, nếu mẹ có dùng nên xem kỹ tác dụng phụ. Khi tiêu chảy không tự hết có thể là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần kháng sinh, còn với tiêu chảy do virus, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Khi tiêu chảy không giảm, các mẹ hay đến gặp bác sĩ để nhận được sự chăm sóc tốt nhất nhé.
Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị tiêu chảy đa phần sẽ tự khỏi sau vài giờ hoặc 1-2 ngày và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé.Lí do là bởi vì phụ nữ đang mang thai khi mắc tiêu chảy thường bị nặng hơn những người bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn, có thể làm bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn có thể làm thai chết ngay trong bụng mẹ.
Khi mẹ bầu bị tiêu chảy, đi đại tiện nhiều khiến cơ thể mất nước dẫn đến suy sụp rất nhanh và nếu không điều trị kịp thời rất dễ tử vong. Do đó bác sĩ nhấn mạnh rằng bà em bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian để sớm khỏi bệnh.
Bà bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức khi gặp các triệu chứng: tiêu chảy kéo dài từ 2 ngày trở lên hoặc đau bụng dữ dội trong nhiều giờ, nôn, sốt hoặc đau bụng hoặc đi ngoài ra máu.
Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đã mang lại cho các mẹ bầu bị tiêu chảy những thông tin bổ ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Xem thêm : 3 Tháng Đầu, Mẹ Ăn Gì Để Bé Khỏe Mạnh?