Ngứa bụng khi mang thai – Chuyện mẹ bầu mới hiểu?

September 10, 2018

Ngứa bụng khi mang thai là tình trạng bình thường mẹ bầu nào cũng gặp vì da bụng sẽ phải căng ra theo sự phát triển tự nhiên của bé yêu. Tuy nhiên, khi bà bầu ngứa bụng có được gãi không? Câu hỏi này nghe có vẻ vô lí nhưng chỉ có phụ nữ mang thai mới hiểu được những khó khăn khi phải kiểm soát thói quen gãi bụng bầu. Vì sao mẹ bầu phải làm vậy? Câu trả lời cho bà bầu bị ngứa bụng đã có trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé.

Bạn có thường ngứa bụng khi mang thai?

Thông thường, ngứa bụng khi mang thai là do da căng ra. Đôi khi cả ngực, lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng bị ngứa. Điều này do sự thay đổi của hormone cũng như việc da phát triển khi mang thai. Nếu ngứa quá nhiều thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ.

77-Ngua-bung-khi-mang-thai-anh-1

Ngứa bụng khi mang thai thường xuất hiện ở giai đoạn giữa, tức là từ tuần thứ 13 – 28. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Nếu mang thai đôi, mẹ sẽ bị ngứa bụng khi mang thai nhiều hơn vì da bụng phải căng ra nhiều.

Nguyên nhân bà bầu bị ngứa bụng

Ngứa bụng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến do hiện tượng sau đây:

Bụng trở nên to ra: thông thường, ngứa bụng khi mang thai là do tử cung đang phát triển khiến da bị căng ra, dẫn đến tình trạng da mất độ ẩm và cảm thấy ngứa.

77-Ngua-bung-khi-mang-thai-anh-1

Theo quan niệm dân gian, mọi người thường mách nhỏ với nhau, bà bầu bị ngứa bụng tức khi thai nhi mọc nhiều tóc. Tuy nhiên, một số bác sĩ sản khoa lại cho rằng triệu chứng ngứa bụng khi mang thai có thể là biểu hiện cho sự bất thường của gan, có khả năng cao là gan bị ứ mật.Có nhiều nguyên nhân làm cho bà bầu bị ngứa bụng như:

  • Khi mang thai lượng nội tiết tố ở sản phụ thường tăng cao, làm ngăn cản dòng chảy tự nhiên của mật, khiến mật bị ứ đọng và tràn lan sang máu. Do đó, các dây thần kinh dưới da sẽ bị kích thích, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở bụng của mẹ bầu.
  • Sự gia tăng hormone estrogen là nguyên nhân gây cảm giác ngứa bụng khi mang thai.
  • Một số mẹ bầu thường xuất hiện hiện tượng bụng bị ngứa ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân chính của triệu chứng này chính là mẹ bầu bị viêm nang lông gây ngứa.
  • Hiện tượng rạn da khi mang thai do thai nhi ngày càng lớn, làm căng da bụng tạo cảm giác ngứa bụng khi mang thai.
  • Gặp dị ứng với thức ăn, kem dưỡng da…

Bà bầu bị ngứa bụng có cần đi khám bác sĩ?

Hãy gõ cửa bác sĩ khi bà bầu có một trong các triệu chứng sau:

  • Các bộ phận trên cơ thể bạn bị ngứa không phải do tình trạng da khô hay thiếu độ ẩm gây nên
  • Cả cơ thể bà bầu đều ngứa ngáy.
  • Vùng bụng xuất hiện tình trạng phát ban (đặc biệt là vào ba tháng cuối).77-Ngua-bung-khi-mang-thai-anh-3

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và khắc phục được sự bất tiện khi mẹ bầu ngứa bụng thì sản phụ có thể thực hiện một số cách như:

  1. Sử dụng đá viên, bọc vào một chiếc khăn mỏng rồi chườm lên vùng bụng. Mẹ có thể chườm nóng hay chườm lạnh tùy ý nhé. Bà bầu bị ngứa bụng không được gãi, vì càng gãi càng kích thích da ngứa ngáy, đỏ rát, thậm chí có khả năng chảy máu nếu dùng lực mạnh.
  2. Ngoài ra để giảm ngứa, mẹ bầu có thể sử dụng những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời…
  3. Khi tắm, mẹ không nên sử dụng loại xà phòng tắm có nồng độ PH cao. Như thế sẽ gây ra dị ứng cho cơ thể, nhất là phần bụng.
  4. Bà bầu bị ngứa bụng phải bổ sung đầy chất dinh dưỡng, tránh những thức ăn gây dị ứng (nếu trường hợp mẹ bầu bị ngứa do dị ứng thức ăn). Uống đủ 2 – 2.5 lít nước trong một ngày.
  5. Dùng kem dưỡng ẩm: bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm nhẹ, không có mùi thơm để có thể giảm bớt cơn ngứa tạm thời nhé. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ có hiệu quả hơn khi bạn sử dụng thường xuyên. Mẹ bầu có ngứa bụng khi mang thai cần chọn loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho phụ nữ có thai, đảm bảo an toàn về chất lượng, đặc biệt trong kem nên có thành phần Vitamin E, không sử dụng sản phẩm có mùi thơm nồng mẹ nhé.77-Ngua-bung-khi-mang-thai-anh-4
  1. Thoa kem chống ngứa hoặc dùng dầu có chứa vitamin E: bạn sẽ hết ngứa khi sử dụng loại dầu này và nó cũng sẽ rất tốt khi bạn bị đau núm vú sau khi sinh em bé.
  2. Tắm nước nóng: việc kết hợp tắm cùng bột yến mạch và nước ấm sẽ rất tốt cho làn da khô. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước quá nóng bởi vì có thể làm da của bạn khô nhiều hơn.
  3. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ: cách này sẽ giúp giữ cho làn da của bạn khỏi bị khô – nhưng hãy cẩn thận, vì máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến bạn bị dị ứng nếu không sử dụng không đúng cách.

Xem thêm: Nghẹt Mũi Khi Mang – Mẹ Bầu Phải Làm Sao?

Bà bầu ngứa bụng có được gãi không?

Khi mẹ bầu ngứa bụng, phản xạ tự nhiên nhất là gãi. Tuy nhiên, càng gãi lại càng ngứa nhiều hơn. Và “cách xử lý” này không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện khi mang thai. Trường hợp bà bầu bị ngứa bụng ở mức độ nặng, hôm sau nhiều hơn hôm trước thì nên thăm khám để bác sĩ có thể theo dõi và đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời. Một số trường hợp bác sĩ sẽ cho mẹ bầu tiến hành xét nghiệm, giảm thiểu tối đa tình trạng xấu nhất có thể.

77-Ngua-bung-khi-mang-thai-anh-5

Thay vì dùng tay gãi mạnh cho “đã ngứa” thì mẹ bầu có thể sử dụng các mẹo nhỏ ở trên để giảm nhanh cơn khó chịu nhé. Chúc cá mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Xem tiếp: Bà bầu đi cầu thang nhiều có sao không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ