Tiền sản giật – Nguyên nhân và điều trị
September 5, 2018Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và thường để lại những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vậy tiền sản giật là gì, nguyên nhân gây tiền sản giật và điều trị tiền sản giật như thế nào? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bác sĩ sản khoa về căn bệnh này nhé.
Thế nào là cao huyết áp trong thai kỳ?
Ở một phụ nữ bình thường khi mang thai có huyết áp ≥ 140/90mmHg được gọi là cao huyết áp.
Cũng gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu tăng ít nhất 30mm Hg và huyết áp tâm trương tăng ít nhất 15mmHg so với huyết áp lúc chưa mang thai.
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một rối loạn thai nghén đặc trưng bằng việc có huyết áp cao và thường có lượng lớn protein trong nước tiểu. Chứng này bắt đầu sau 20 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp bệnh nặng có thể có sự cố hồng cầu trong máu, giảm tiểu cầu trong máu, chức năng gan bị suy giảm, rối loạn chức năng thận, sưng tấy, khó thở do chất lỏng trong phổi, hoặc rối loạn thị giác. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và em bé. Nếu không chữa trị, nó có thể dẫn đến co giật được gọi là sản giật.
Gồm 3 triệu chứng:
– Cao huyết áp (sau tuần lễ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau sanh).
– Nước tiểu có Albumin.
– Phù.
Tiền sản giật có thể đưa đến cơn co giật rất nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và thai.
Xem thêm: Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu
Tiền sản giật nặng
Là một trường hợp tiền sản giật có xuất hiện thêm 1 trong 5 triệu chứng sau:
– Huyết áp cao ≥ 160/110mmHg.
– Lượng nước tiểu trong 24 giờ ít hơn 400ml.
– Có hơn 5 gam Albumin trong nước tiểu trong 24 giờ.
– Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
– Đau thượng vị, cảm giác ngộp thở, nặng ngực.
Nguyên nhân gây tiền sản giật
Các yếu tố rủi ro cho tiền sản giật là béo phì, tiền sử cao huyết áp, tuổi già và tiểu đường. Tiền sản giật cũng dễ xảy ra hơn với người phụ nữ có con đầu hoặc sinh đôi.Nguyên nhân nào gâỵ nên tiền sản giật vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, người ta ghi nhận một số yếu tố có thể góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật.
– Thời tiết lạnh và ẩm ướt.
– Con so dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
– Đa thai.
– Dinh dưỡng kém.
– Làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
– Có bệnh lý nội khoa: tiểu đường, cao huyết áp, thận, nhược giáp trước đó.
– Có tiền căn thai kém phát triển, thai lưu.
Cơ chế và chẩn đoán tiền sản giật
Cơ chế cơ bản liên quan đến việc hình thành bất thường của mạch máu trong nhau thai, ngoài ra còn có các yếu tố khác. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán trước khi sinh. Hiếm khi, tiền sản giật có thể bắt đầu trong giai đoạn sau khi sinh. Trong khi tiền sử huyết áp cao và protein trong nước tiểu là bắt buộc để chẩn đoán, một số định nghĩa còn bao gồm những người có huyết áp cao và rối loạn chức năng của bất kỳ cơ quan liên quan nào. Huyết áp được coi là cao khi vượt quá 140 mmHg tâm thu hoặc 90 mmHg tâm trương ở hai thời điểm khác nhau hơn bốn giờ đồng hồ của một người phụ nữ sau hai mươi tuần mang thai. Tiền sản giật được thường xuyên sàng lọc trong quá trình chăm sóc trước khi sinh.
Trình bày kết quả tại Hiệp hội Thận học Mỹ, nhóm nghiên cứu cho biết xét nghiệm mới sẽ tìm ra các tế bào thận đặc biệt trong nước tiểu của bệnh nhân. Công trình do nhóm chuyên gia ở Bệnh viện Mayo thực hiện, kiểm tra trên 300 phụ nữ. Trong đó, 15 người có biểu hiện tiền sản giật thì tất cả đều có xét nghiệm dương tính với loại tế bào podocytes. Trong khi đó, 15 người khác bị huyết áp cao, hay 44 người mang bầu khỏe mạnh lại không hề có tế bào này. Theo BBC, cho tới nay, các bác sĩ vẫn xét nghiệm để chẩn đoán tiền sản giật, nhưng kết quả “chưa đủ tin cậy”. Trong khi đó, xét nghiệm mới đơn giản (chỉ cần một mẫu nước tiểu), cho kết quả chính xác hơn. Do vậy, đây là loại xét nghiệm rất có giá trị. Tuy quy mô nghiên cứu còn nhỏ, song tác nghiên cứu cho rằng xét nghiệm này cho độ chính xác cao, dự báo được tiền sản giật và có thể cảnh báo cho bác sĩ trước vấn đề.
Hậu quả của tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật ảnh hưởng tới 26-8% số sản phụ trên toàn cầu. Cao huyết áp trong thai kỳ (trong đó bao gồm tiền sản giật) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do mang thai. Bệnh này gây ra 29,000 ca tử vong trong năm 2013 – giảm từ 37,000 ca tử vong trong năm 1990. Tiền sản giật thường bắt đầu sau 32 tuần; tuy vậy nếu bệnh bắt đầu sớm hơn thì thường có hậu quả nặng nề hơn. Phụ nữ đã bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ bị bệnh tim và tai biến sau này cao hơn. Hippocrates là người đã mô tả bệnh này lần đầu tiên vào thế kỷ 5 TCN.
Phòng chống và điều trị tiền sản giật như thế nào?
Theo dõi khám thai định kỳ thật đều đặn.
– Chú ý tránh các yếu tố thuận lợi đưa đến tiền sản giật đã được nêu trên. Cụ thể như: không có con quá sớm hoặc quá muộn, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc, quá sức.
– Khi có cao huyết áp cần theo sự hướng dẫn điều trị và chăm sóc của các bác sĩ và nữ hộ sinh.
– Khi nằm viện, cần chú ý theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật nặng. Khi có một trong các dấu hiệu nêu trên phải báo ngay cho nhân viên y tế (nữ hộ sinh, bác sĩ) để được điều trị kịp thời.
Các biện pháp phòng chống bao gồm: aspirin với những người có nguy cơ cao, bổ sung canxi trong các vùng thiếu chất và điều trị người có tiền sử huyết áp cao bằng thuốc. Với những người có bệnh tiền sản giật phẫu thuật lấy thai nhi và nhau thai là một điều trị hiệu quả. Khi nào cần phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nặng của tiền sản giật và số tuần thai nghén của sản phụ. Thuốc huyết áp, như labetalol và methyldopa, có thể dùng để cải thiện sức khỏe sản phụ trước khi sinh. Magie sulfat có thể dùng để phòng chống tiền sản giật với những ca bệnh nặng.
Tóm lại, tiền sản giật là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ và thai nhi, vì vậy mẹ bầu khi mang thai cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình. Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho các mẹ bầu thêm thông tin về nguyên nhân và điều trị tiền sản giật, cũng cố kiến thức về sức khỏe thai sản, góp phần hỗ trợ các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh.
Xem thêm: U Nang Buồng Trứng Có Nguy Hiểm Không? – Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Mang Thai Hay Không?