Chân trẻ sơ sinh bị cong – Mẹ không cần phải lo lắng nữa nếu biết những điều này

September 5, 2018

Chắc hẳn rằng, không ít các bà mẹ đang nuôi con nhỏ đã từng rất hoang mang khi thấy chân của trẻ sơ sinh bị cong. Theo quan điểm của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng chân trẻ sơ sinh bị cong không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng đồng thời nó cũng ẩn chứa một nguy cơ tiềm tàng về vấn đề sức khỏa của trẻ đòi hỏi các bậc phụ huynh có con nhỏ bị con chân cần phải theo dõi trẻ một cách chi tiết, cẩn thận. Bài viết này, sẽ cung cấp thêm những kiến thức về hiện tượng này để các bậc cha mẹ thêm bình tĩnh khi thấy con mình bị cong chân.

chan-tre-so-sinh-cong-phai-lam-gi-anh-1

Chân trẻ sơ sinh bị cong- ta cần hiểu triệu chứng này như thế nào?

Khi thấy chân bé sơ sinh nhà mình không thẳng, cứ cong cong khuỳnh ra rất nhiều bậc cha mẹ đã rất lo lắng vì sợ rằng khi lớn lên trẻ sẽ bị chân vòng kiềng.

Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường bởi vì khá nhiều trẻ sơ sinh cũng bị như vậy. Khoảng từ 10 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ bắt đầu tập đi. Vì cơ bắp, xương của trẻ còn rất yếu ớt và non nớt nên chưa đi vững. Trong giai đoạn tập đi này, trẻ sẽ tập làm quen dần trong khoảng từ 10-18 tháng tuổi.

chan-tre-so-sinh-cong-phai-lam-gi-anh-2

Đây chính là lý do khiến cho chân trẻ sơ sinh bị cong. Không những chỉ có chân cong, các bé còn có một số biểu hiện khác: đi lảo đảo, đi khập khiễng hay đi kiễng chân (đi bằng mũi chân),  khuỵu đầu gối …Tất cả biểu hiện kể trên rất phổ biến và khá bình thường. Khi trẻ lớn được 2-3 tuổi, cơ bắp và xương khớp của trẻ đã phát triển hơn; trẻ sẽ có thể đi lại vững vàng và thậm chí chạy nhảy tốt. Chân của trẻ lúc này không chỉ dài và cứng cáp mà còn thẳng hơn so với trước rất nhiều.

Mặc dù vậy, cha mẹ cũng hoàn toàn không được chủ quan khi thấy chân của con bị cong vì nghĩ rằng đây là hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là bởi vì  hiện tượng chân trẻ sơ sinh bị cong cũng rất có thể là dấu hiệu của việc trẻ bị thiếu hụt một số chất trong chế độ dinh dưỡng hoặc dấu hiệu của tật chân vòng kiềng có thể ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của trẻ sau này.

Xem thêm:Trẻ Sơ Sinh Sốt Mẹ Nên Làm Gì?

Chân vòng kiềng ở trẻ và điều mà mẹ cần lưu ý

Chân vòng kiềng là gì?

Biểu hiện rõ nhất của trẻ bị chân vòng kiềng là xương đùi và hai gối của bé bị cong,  không sát vào nhau khi đứng. Khi trẻ đi thì người luôn chuyển động lắc lư, chân đi loàng quàng sang hai bên làm dáng xấu. Nhất là với bé gái nếu không khắc phục khuyết điểm này thì khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến dáng vóc, làm bé không tự tin trong  đi lại cũng như trong giao tiếp.

Đâu là nguyên nhân chân vòng kiềng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh. Trong đó, có một vài nguyên nhân phổ biến sau đây :

Mẹ cho bé tập đi sớm khi mà xương của trẻ chưa phát triển phù hợp khiến  dáng đi của trẻ bị cong.

  • Trẻ bị thiếu hụt vitamin D trong cơ thể do vậy không thể tổng hợp và hấp thu canxi, phốt pho làm cho xương yếu, không phát triển bình thường.

  • Cho trẻ tập đi quá sớm dễ bị chân cong
  • Cơ thể trẻ quá nặng nên đến độ tuổi tập đi xương không đủ lực để giúp trẻ đứng vững.
  • Trẻ bị chân vòng kiềng vì bệnh lý bẩm sinh hoặc vì tư thế bé nằm trong thời kì ở trong bụng mẹ.

Trẻ bị chân vòng kiềng- làm sao để nhận biết?

Trên thực tế, ngay cả các chuyên gia cũng không thế nhận định được quá sớm là chân trẻ sơ sinh bị cong có phải là nguyên nhân do chân bị vòng kiềng hay không mà thường cần chờ cho đến khi trẻ 2-3 tuổi thì mới có thế kết luận chính xác. Chính vì vậy, cha mẹ nên quan sát tỷ mỷ, cẩn thận về tình trạng chân bị cong của con mình để có thể phát hiện và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa kịp thời.  Và cũng không nên quá lo lắng về tình trạng này của trẻ vì với sự tiến bộ của y học hiện nay, tật chân vòng kiềng ở trẻ nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có cơ hội được điều trị hoàn toàn.

Để con có đôi chân khỏe đẹp mẹ nênlàm gì?

  • Cho trẻ bú mẹ và tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ  vitamin D. Nếu cần mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D cho trẻ.
  • Tránh cho con tập đi quá sớm để tránh ảnh hưởng  tới cấu trúc xương chân của trẻ.
  • Cho trẻ tập các bài tập cơ bắp để chân trẻ thêm khỏe khoắn và săn chắc.

chan-tre-so-sinh-cong-phai-lam-gi-anh-4

Sở hữu đôi chân thẳng đẹp có ý nghĩa rất nhiều tới sức khỏe và sự tự tin của trẻ ngay từ khi nhỏ cho đến khi trưởng thành. Vày vậy, các bậc cha mẹ có con nhỏ hãy luôn chú ý và quan sát chân của trẻ để sớm phát hiện hiện tượng chân trẻ sơ sinh bị con và đưa ra những lựa chọn phương pháp xử lý hợp lý và đúng cách nhất.

Xem thêm:7 “Tips”Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ