Lời khuyên của chuyên gia cách phòng và điều trị băng huyết sau sinh

September 28, 2018

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến nguy hiểm và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của rất nhiều sản phụ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ra huyết sau sinh và cách phòng tránh.

Phân loại: nguyên phát (< 24 giờ đầu) và thứ phát (sau 24 giờ – 12 tuần – WHO).

51-bang-huyet-sau-sinh-1

 

1.Băng huyết sau sinh là gì?

 

Băng huyết sau sinh là tình trạng máu chảy từ đường sinh dục của sản phụ liên tục trong 24h sau sinh. Lượng máu mất > 500ml máu sau sinh đường âm đạo hoặc mất > 1000ml máu sau mổ lấy thai hoặc ảnh hưởng tổng trạng hoặc Haematocrit giảm > 10% so với trước sinh.

2. Nguyên nhân gây ra xuất huyết sau sinh

Sản phụ bị rối loạn đông máu trước khi mang thai mà không được chẩn đoán và điều trị.

  • Những sản phụ sinh con đầu lòng có thời gian chuyển dạ quá lâu.
  • Sản phụ có tiền sử nạo hút thai.
  • Sản phụ đã sử dụng phương pháp giục sinh không đúng cách.
  • Đờ tử cung.
  • Chấn thương đường sinh dục (đặc biệt là vỡ tử cung).
  • Bất thường về bong nhau, sổ nhau

Ngoài ra, khối lượng của thai nhi quá to cũng là một trong những nguyên nhân gây sinh khó và băng huyết sau sinh ở sản phụ.

3. Điều trị ( dành cho các bác sĩ )

Hồi sức tích cực + co hồi tử cung + tìm nguyên nhân.

Thiết lập ít nhất 2 đường truyền tĩnh mạch, catheter 18G cho dịch chảy với tốc độ nhanh.

–  Đánh giá tình trạng mất máu và thể trạng chung của sản phụ (các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ).

–  Nếu nghi ngờ có choáng hoặc bắt đầu có choáng phải xử trí ngay theo phác đồ xử trí choáng.

–  Thông tiểu.

–  Xoa đáy tử cung và dùng thuốc co hồi tử cung

+ Oxytocin 5 UI

+ Methyl-ergometrin 0,2mg

+ Carbetocin (Duratocin 100mcg) 1 ống TMC,

+ Prostaglandin F2 alpha (Carboprost tromethamine):

+ Prostaglandin E1 (Misoprostol: Cytotec) 200mcg–  Tìm nguyên nhân: kiểm tra đường sinh dục và thực hiện các biện pháp cầm máu cơ học khác.

  • Làm xét nghiệm cơ bản: nhóm máu, huyết đồ, đông máu toàn bộ.

Xem thêm : Ngứa Bụng Khi Mang Thai – Chuyện Mẹ Bầu Mới Hiểu?

4. Phòng băng huyết sau sinh

51-bang-huyet-sau-sinh-2

     Để hạn chế nguy cơ bị băng huyết sau sinh mẹ cần phải nhớ khám sức khỏe định kỳ trong quá trình mang thai theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu gì trong quá trình mang thai như thai nhi thừa cân, thiếu máu … bạn cần phải nói chuyện với bác sỹ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai để mẹ khỏe con khỏe, tránh tình trạng thừa cân ở thai nhi

      Sinh đẻ có kế hoạch.Mẹ cần cung cấp sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho xuất huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn.

      Sau sinh là thời kỳ hậu sản mẹ cần được chăm sóc ở một chế độ đặc biệt. Sản phụ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước để cơ thể mau phục hồi. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chảy máu âm đạo quá nhiều, đau bụng, dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu, vết thương do mổ sưng tấy, nhiễm trùng … cần phải đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ.

DÀNH CHO CÁC BÁC SĨ

–  Đảm bảo quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các nguy cơ cao.

–  Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ: kéo dây rốn có kiểm soát.

–  Trong những trường hợp nguy cơ cao băng huyết sau sinh: có thể sử dụng sớm Carbetocin (Duratocin 100mcg) 1 ống TMC hoặc TB, một liều duy nhất.

–  Áp dụng vẽ biểu đồ chuyển dạ, không để xảy ra chuyển dạ kéo dài

– Phòng ngừa nhiễm trùng ối.

– Sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ

– Điều chỉnh các rối loạn đông máu nếu có.

– Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định rõ ràng hoặc khi chưa đủ điều kiện. Khi làm thủ thuật phải bảo đảm nhẹ nhàng, thực hiện đúng kỹ thuật.

– Tìm nguyên nhân và xử trí ngay các trường hợp có cơn co cường tính, cơn co yếu…

– Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau.

– Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật giúp sinh, kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ.

–  Đỡ sinh đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng để tránh gây chấn thương đường sinh dục. Khi có tổn thương đường sinh dục cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

–  Theo dõi sát sản phụ 6 giờ đầu sau sinh, đặc biệt là trong 2 giờ đầu để phát hiện sớm các trường hợp chảy máu.

Điều quan trọng nhất để tránh tai biến này là các sản phụ phải đi khám thai định kỳ. Bác sĩ có thể tiên lượng được cuộc chuyển dạ. Đồng thời, sản phụ sẽ được phát hiện sớm các bệnh lý nội khoa để điều trị sớm chuẩn bị tốt cho việc sinh nở và phòng tránh băng huyết sau sinh.

Nếu cần tư vấn, xin vui lòng gọi tới tổng đài 18000016 (miễn cước) để được tư vấn.

 

Xem thêm : Thai Nhi Nấc Cụt – Mẹ Đã Biết Chưa?

AVISURE SAFOLI – Thuốc sắt chuyên biệt giành riêng cho phụ nữ mang thai

Sắt hữu cơ IPC, an toàn, không oxy hóa, hạn chế táo bón, nóng trong.

THÀNH PHẦN

Sắt (III) hydroxyd polymaltose…………166,67 mg (Tương đương với 50 mg sắt nguyên tố)

Acid folic………………………………………………..0,35 mg

ĐẶT MUA ONLINE

AVISURE có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 18000016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

Giá bán: 160.000 đồng/ hộp 30 viên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ