Mẹo hay cho mẹ khi trẻ nhỏ bị sổ mũi để đầy lùi bệnh hiệu quả

March 10, 2020

Trẻ nhỏ bị sổ mũi là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ khi mà hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu và thường dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tấn công từ bên ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho trẻ nhỏ bị sổ mũi gây ra nhiều mệt mỏi và bất tiện cho trẻ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để mẹ áp dụng khi trẻ nhà mình bị sổ mũi hãy ghi chú lại để giúp trẻ tránh được những cảm giác khó chịu khi bị sổ mũi nhé các mẹ.

Xem thêm chủ đề: Trẻ sơ sinh sốt khi nào uống thuốc là hợp lý nhất

Sổ mũi ở trẻ nhỏ là gì?
Sổ mũi ở trẻ nhỏ là gì?

Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ nhỏ

Sổ mũi ở trẻ do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy làm thế nào để phát hiện và ngăn ngừa tình trạng sổ mũi ở trẻ tốt nhất. Chi tiết có ngay trong bài viết dưới đây.

Do viêm mũi

Các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm mũi:

  • Viêm mũi nhẹ: Khi tình trạng viêm mũi của trẻ nhẹ bạn có thể không cần cho trẻ uống thuốc, nên giữ sức khỏe và đề phòng các dấu hiệu dị ứng của trẻ. Ngoài ra bạn nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nhỏ mũi dành cho trẻ nhỏ khoảng 1 – 2 lần/ngày
  • Viêm mũi nặng: Trẻ cần uống thuốc và tiêm thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý, khi trẻ bị viêm mũi nặng có thể kèm thêm các dấu hiệu như ho, viêm phổi…

Do yếu tố thời tiết thay đổi gây sổ mũi ở trẻ nhỏ

Đặc biệt nhất là khi trời trở lạnh, mũi của trẻ phản ứng với không khí lạnh bên ngoài trước khi nguồn không khí này xâm nhập vào phổi. Các mạch máu trong lỗ mũi sẽ bị kích thích nên sẽ giãn nở nhằm sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở này của những mạch máu trong khoang mũi làm mũi sản xuất nhiều dịch hơn khiến trẻ bị sổ mũi.

Thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cùng với đó, cha mẹ cần chú ý giữ ấm vùng chân tay và đầu cho trẻ nhưng không nên quấn quá chặt khiến trẻ bị đổ mồ hôi. Cùng với đó tránh rửa mặt mũi, chân tay  trẻ bằng nước lạnh.

Do trẻ bị dị ứng

Khi trẻ nhỏ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng ví dụ như phấn hoa, lông động vật…cơ thể sẽ trẻ phản ứng lại gây ra các triệu chứng dị ứng. Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng cần đưa trẻ đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ một số thuốc chống dị ứng hiệu quả.

Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ nhỏ sổ mũi

Khi chăm sóc trẻ nhỏ bị sổ mũi, nhiều cha mẹ thường mắc một vài sai lầm khiến tình trạng của trẻ trở nên nặng hơn. Hãy cùng điểm lại những sai lầm cha mẹ thường mắc phải để có thể tránh khi chăm sóc các bé nhà bạn khi gặp phải tình trạng này.

Nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ

Đây là cách mà khá nhiều bà mẹ thường truyền tai nhau để trị chứng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ nhỏ. Trong tỏi có Allicin có thể diệt vi trùng , vi nấm. Tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Nhưng khi nhỏ nước ép tỏi vào mũi dễ gây nóng rát, phù nề, có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ nhỏ. Nhất là đối  với trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn vì niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng trong khi tỏi lại cay nóng nhất .

Nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ
Nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ

Khi mũi trẻ nhỏ bị bỏng rộp nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới hoại tử. Khi ấy trẻ khó thở bằng đường mũi mà phải thở bằng miệng, không khí khi ấy không được làm ấm lại càng dễ gây viêm họng, viêm phổi. Do vậy, không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.

Rửa mũi quá nhiều có thể gây cho tình trạng sổ mũi nặng hơn

Mũi của trẻ nhỏ và người lớn đều như nhau, bình thường sẽ luôn có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi quá nhiều lần làm mất đi chất nhầy tự nhiên có sẵn trong khoang mũi. Chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm và ngăn chặn bụi bẩn. Mất đi chất nhầy này khiến trẻ nhỏ dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi và gây tổn thương niêm mạc mũi khiến mũi dễ viêm hơn.

Dùng quá nhiều có thể làm teo niêm mạc mũi làm ảnh hưởng tới chức năng thở và khứu giác. Bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý khi trẻ có các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi …

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Khá nhiều bậc cha mẹ tự điều trị sổ mũi cho trẻ bằng cách lạm dụng các thuốc nhỏ mũi mà không theo chỉ định của bác sĩ khi chưa tìm ra nguyên nhân điều trị. Theo các bác sĩ, các thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày cùng với đó là nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây ra một số biến chứng, nguy hiểm nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận ví dụ như mặt, tăng đường huyết…

Mẹo hay xử trí tình trạng trẻ nhỏ bị sổ mũi

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong thì bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Nhỏ mũi nên thực hiện theo các bước sau đây:

Cách nhỏ mũi, rửa mũi cho bé

– Để trẻ nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra phía sau.

– Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mũi trẻ. Trẻ dưới 1tuổi nên nhỏ 2-3 giọt, trẻ lớn hơn thì nhỏ 4-5 giọt.

Ba mẹ nhỏ nước muối cho bé 2-3 lần/ngày để bệnh được giảm nhanh
Ba mẹ nhỏ nước muối cho bé 2-3 lần/ngày để bệnh được giảm nhanh

– Làm sạch hốc mũi

Nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho trẻ ngồi dậy và xì mũi ra một chiếc khăn sạch. Còn trong trường hợp trẻ nhỏ không xì mũi được thì bạn cần dùng bóng hút để hút đàm nhớt trong hốc mũi. Chú ý là bạn phải nhớ nên vệ sinh sạch sẽ bóng hút sau môi lần sử dụng.

– Mẹ có thể thực hiện việc nhỏ mũi, hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi trẻ hết dấu hiệu của sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi trẻ nhỏ có dấu hiệu nghẹt mũi và tiết nước mũi nhiều.

Đặc biệt cần chú ý, khi nước mũi trẻ chuyển sang màu vàng xanh, bạn cần đưa trẻ đến khám bác sĩ tai mũi họng để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ của bệnh để giúp cho việc lựa chọn thuốc hiệu quả và an toàn.

Xem thêm: Bộ đôi cao khỏe tăng đề kháng cho bé

Mong rằng vói những kiến thức này sẽ hữu ích cho các bậc cho mẹ có con nhỏ trong việc chăm sóc trẻ. Chúc trẻ nhà bạn mau khôn lớn và khỏe mạnh từng ngày.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TƯ VẤN SỨC KHỎE THAI KỲ