Tất cả các thông tin về Vitamin cho bà bầu – Mẹ đã biết chưa?
August 24, 2018
Phụ nữ có thai cần bổ sung nhiều vitamin hơn so với những đối tượng khác. Ngoài các bữa ăn hàng ngày, chúng ta cũng cần thiết bổ sung vitamin cho bà bầu do không phải bữa ăn nào của chúng ta cũng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Một số loại vitamin bà bầu cần nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé yêu và sức khỏe cho mẹ bầu như:
Vitamin B6
Vitamin B6 – một loai vitamin cho bà bầu, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu và hệ thần kinh của thai nhi. Vitamin B6 giúp cơ thể sử dụng protein để xây dựng các mô tế bào – đặc biệt khi có rất nhiều mô cần phải hình thành trong quá trình thai nhi dần lớn trong bụng mẹ. Loại vitamin này cũng giúp tạo nên bạch cầu và hồng cầu cho mẹ bầu và bé. Bên cạnh đó, 3 tháng đầu mang thai, 70% bà bầu thường có biểu hiện ốm nghén ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc bổ sung vitamin B6 sẽ giúp hạn chế cảm giác buồn nôn và nôn mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong thời kỳ đầy thai nghén.
Vitamin B6 có nhiều trong rau quả xanh, để có đủ vitamin bà bầu cần bổ sung 1,9 mg vitamin B6 mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Với mẹ bầu bị nghén nặng có thể bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung vitamin cho bà bầu dạng uống, liều nhẹ để giảm thiểu triệu chứng. Bạn nên ăn các loại thực ăn giàu vitamin B6 sau: chuối, bơ, mầm lúa mì, gạo lứt, cám, đậu nành, bột yến mạch, thịt gà, thịt bò, thịt bê, thịt cừu, khoai tây, cà chua, cải bó xôi và dưa hấu.
Vitamin B9 – Axit folic – vitamin cho bà bầu
Axit folic là một vitamin bà bầu rất cần, thuộc vitamin nhóm B, giúp ngăn ngừa các khuyết tật thần kinh của bào thai trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Axit folic có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển não bộ và cột sống của thai nhi. Đây là vitamin quan trọng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kì. Thậm chí, ngay từ khi có ý định mang thai và sau khi sinh 6 tháng mẹ bầu nên chú ý bổ sung axit folic. Việc thiếu hụt axit folic có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não bộ và cột sống ở trẻ, dị tật ống thần kinh có thể dẫn tới các bất thường về não và tủy sống gây ra dị tật bẩm sinh hoặc tử vong ở thai nhi. Việc bổ sung đầy đủ vitamin cho bà bầu 3 tháng đầu có thể hạn chế 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Bên cạnh đó, bổ sung đủ axit folic trong suốt thai kỳ chẳng những giúp ngăn chặn khiếm khuyết phát sinh ở hệ thần kinh mà còn hỗ trợ phân chia tế bào và hình thành hồng cầu của mẹ và bé. Ngoài ra axit folic còn giúp giảm nguy cơ chậm phát triển phôi thai, giúp tăng cân nặng của em bé lúc sinh cũng như giảm nguy cơ sinh non và nguy cơ cao huyết áp khi mang thai ở người mẹ. Nguồn thức ăn chứa axit folic bao gồm bơ, chuối, cam và nước ép bưởi, măng tây, hầu hết các loại trái cây và các loại rau xanh, đậu lăng, đậu đen, đậu, đậu Hà Lan và cải bó xôi. Hầu hết các sản phẩm ngũ cốc đều có khả năng bổ sung axit folic.
Bổ sung axit folic dạng viên uống – vitamin cho bà bầu:
- Phụ nữ đang chuẩn bị mang thai nên uống 400 mcg axit folic/ngày.
- Bà bầu, đặc biệt là thai phụ mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung 400mcg – 600mcg axit folic/ngày. Trường hợp, mẹ bầu có tiền sử mang thai sinh con bị dị tật ống thần kinh hoặc có vấn đề về tật nứt đốt sống cần bổ sung 4.000 – 5000 mcg axit folic mỗi ngày có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Phụ nữ sau sinh nuôi con bằng sữa mẹ hàng ngày nên uống 500 mcg axit folic.
Sắt
Việc bổ sung sắt cần được thực hiện xuyên suốt thời gian bầu bí, đặc biệt là 3 tháng đầu thai nghén và kéo dài sau sinh với hàm lượng khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới từ 30mg – 60 mg mỗi ngày. Nếu dùng quá liều sắt, mẹ bầu dễ đối mặt với hiện tượng táo bón hoặc nôn ói. Nên bổ sung thêm vitamin C khi uống sắt để cơ thể tăng khả năng hấp thu. Thường xuyên uống nước và bổ sung chất xơ từ rau xanh để giảm thiểu hiện tượng táo bón thai kì.
Chất sắt (Fe): sắt góp phần tạo nên huyết sắc tố (hemoglobin) để giúp vận chuyển oxy đến khắp cơ thể. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ sản phụ cần nhiều sắt để dự trữ cho 6 tháng sau khi sinh, vì sữa mẹ chứa rất ít sắt. Sắt chứa nhiều trong thịt đỏ, đậu phụ, trái cây khô, các loại hạt…
Xem thêm: Dùng Dầu Dừa Cho Bà Bầu – Các Mẹ Tuyệt Đối Không Nên Bỏ Qua
Vitamin B12
Hàng ngày, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2,6 mcg vitamin B12. Loại vitamin bà bầu cần này có nhiều trong các loại hải sản, trứng sữa, dầu thực vật, rau trái cây có màu xanh đậm… hoặc các loại thuốc uống vitamin tổng hợp. Vitamin B12 đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển số lượng các tế bào máu đỏ, tổng hợp methionin và quá trình nhân lên của tế bào trong cơ thể. Ngoài axit folic, việc thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây ra các dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thai phụ có nồng độ vitamin B12 trong cơ thể thấp hơn 250 mg/L sinh con có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao gấp 2-3 lần thai phụ được bổ sung đầy đủ. Ngoài ra, những đứa trẻ có mẹ bổ sung vitamin B12 đầy đủ khi mang thai sau khi chào đời cũng ít quấy khóc, tâm trạng vui vẻ hơn những trẻ có mẹ thiếu hụt vitamin B12 trong thai kỳ. Do đó việc bổ sung vitamin cho bà bầu là vô cùng quan trọng.
Vitamin nhóm B khác – vitamin cho bà bầu
Vitamin B1 được khuyến cáo trong khi mang thai là 1,4 mg. Các nguồn thức ăn chứa nhiều vitamin B1 bao gồm: bột yến mạch, mầm lúa mì, đậu khô, đậu Hà Lan, đậu phộng, nho khô, súp lơ, bắp, các loại hạt và hạt hướng dương. Cung cấp vitamin cho bà bầu cũng giúp bạn ăn ngon miệng hơn – điều này rất quan trọng trong giai đoạn bạn cố gắng để giữ một chế độ ăn uống hợp lí và lành mạnh cho cả bạn và em bé.
Vitamin B2 được khuyên dùng trong thời gian mang thai là 1,4 mg. Bạn sẽ có thể tìm thấy vitamin B2 trong gan, sữa, sữa chua, phô mai, trứng, thịt gà, nấm, đậu Hà Lan và các loại đậu khác. Loại vitamin cho bà bầu này cũng góp phần ổn định sự thèm ăn, giúp bạn và bé có làn da và đôi mắt khỏe mạnh. Đồng thời vitamin B cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của não thai nhi, vậy nên bạn cần đảm bảo cung cấp ổn định vitamin B2 trong ba tháng cuối của quá trình mang thai).
Vitamin B3 được khuyên dùng trong khi mang thai là 18 mg. Các thực phẩm có nhiều vitamin B3 bao gồm: thịt, cá, thịt gà, thịt bê, thịt cừu, cá hồi, đậu phộng và nấm. Đủ liều vitamin B3 sẽ thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của thai nhi, ngoài ra còn giúp cho làn da của bà mẹ mang thai khỏe mạnh hơn.
Vitamin B7 cần thiết khi mang thai là 30 microgram. Bạn có thể tìm thấy loại vitamin cho bà bầu này trong nhiều loại thức ăn, bao gồm đậu phộng, các loại hạt, trứng, đậu nành, nấm, đậu Hà Lan, quả bơ, súp lơ, sữa, chuối, cà chua và các loại ngũ cốc. Vitamin B7 tham gia vào quá trình sản xuất axit amin và giúp cơ thể bạn tiêu hóa chất béo, tinh bột và protein. Quá trình phân chia tế bào để phát triển phôi thai rất cần vitamin B7 để việc sao chép DNA có thể diễn ra thuận lợi.
Choline là một thành viên của gia đình vitamin B được khuyến cáo cho bà mẹ đang mang thai là 450 mg. Bạn có thể tìm thấy loại vitamin cho bà bầu này trong đậu phộng, trứng, bông cải xanh, súp lơ, mầm lúa mì, đậu nành và các loại thịt. Về lâu dài, choline cũng rất cần thiết cho quá trình học tập và phát triển trí nhớ của em bé sau này. Loại vitamin này cũng có thể giảm thiểu tình trạng hay quên ở phụ nữ mang thai.
Vitamin C
Lượng dùng vitamin C được khuyến cáo khi mang thai là 85 mg. Bên cạnh ăn loại trái cây nổi tiếng chứa nhiều vitamin C như cam, bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại trái cây thuộc họ cam quýt, măng tây, bông cải xanh, mầm cải bruxen, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, ớt đỏ và ớt xanh, đậu, khoai lang, cà chua, táo, dưa đỏ, việt quất, dưa bở, kiwi, xoài, đu đủ, đào, dâu tây và dưa hấu. Vitamin C là yếu tố thiết yếu để sản xuất collagen – loại protein giúp hình thành cấu trúc và tạo nên sự cứng cáp của sụn, cơ, mạch máu và xương của em bé. Collagen cũng tham gia cấu thành da và mắt. Ngoài ra, loại vitamin này cũng có tác dụng chữa lành các mô, các vết thương cũng như hỗ trợ các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Thêm vào đó, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thu chất sắt và chống nhiễm trùng. Dùng đủ liều vitamin C sẽ giúp bé có được cân nặng sơ sinh khỏe mạnh và giảm nguy cơ vỡ màng ối sớm, ngược lại thiếu hụt vitamin C có thể gây ra ung thư máu.
Vitamin D
Ngoài đóng vai trò thiết yếu trong việc giữ hàm răng chắc khỏe và cấu trúc xương khỏe mạnh, vitamin D còn hỗ trợ hấp thụ canxi cho mẹ và là một phần quan trọng trong quá trình mang thai. Lượng vitamin D được khuyên dùng mỗi ngày là 200 – 400 đơn vị, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng lượng dùng này vẫn là chưa đủ và đa phần phụ nữ mang thai nên bổ sung loại vitamin thiết yếu này nhiều hơn nữa. Bạn cho rằng mình có thể ăn (hoặc uống) để bổ sung vitamin D? Không dễ chút nào, bởi vitamin D lượng lớn không có trong bất kỳ thực phẩm nào. Sữa tăng cường dưỡng chất, nước ép trái cây cũng như cá mòi và lòng đỏ trứng thường chứa một ít vitamin D. Nhưng lượng vitamin D trong các loại thức ăn trên cũng không đủ nhiều để ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin D của cơ thể mẹ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là nhờ bác sĩ kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể để chẩn đoán xem liệu bạn có đang bị thiếu hụt vitamin D hay không và cùng tìm nguồn bổ sung cho phần thiếu hụt đó.
Vitamin E
Lượng dùng vitamin E được khuyến cáo trong thời gian mang thai là 15 mg. Hãy bổ sung vitamin này trong các loại dầu thực vật, khoai lang, bơ, cải bó xôi, măng tây, xoài, mận khô, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ va hạt hướng dương. Vitamin E giúp ngăn ngừa tổn thương màng tế bào và có thể ngăn ngừa dị ứng trong quá trình em bé lớn lên. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin E từ quá nhiều nguồn chứa vitamin E có thể gây nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn chỉ hấp thụ vitamin E từ thực phẩm và các nguồn bổ sung trước khi sinh của bạn mà thôi.
Vitamin K
Lượng vitamin K bạn cần trong khi mang thai là 90 mcg. Các nguồn cung cấp tốt vitamin này bao gồm dầu hạt cải, dầu oliu, thịt bò, bông cải xanh, củ cải xanh, rau xanh, bột yến mạch, cám, táo xanh, măng tây, bơ, quả việt quất và chuối… Vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu và giúp ngăn ngừa mất máu quá nhiều sau khi sinh. Vtamin K cũng giúp giữ cho xương chắc khỏe và chữa lành các vết nứt gãy của xương.
Tóm lại
Để sinh con an toàn, mạnh khỏe, thông minh các bà mẹ mang thai cần chế độ dinh dưỡng phong phú, không chỉ đảm bảo đủ protein, đường bột, chất béo mà còn cần có đủ các vitamin, acid folic, chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm… Các mẹ chú ý nhé.